Bài học cùng chủ đề
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành (phần 1)
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành (phần 2)
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành (phần 3)
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
- Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành SVIP
I. Một số dụng cụ đo trong học tập môn khoa học tự nhiên
1. Một số dụng cụ đo
Dụng cụ đo chiều dài
Thước cuộn | Thước kẻ | Thước dây |
Dụng cụ đo khối lượng
Cân đồng hồ | Cân điện tử | Cân y tế |
Dụng cụ đo thể tích chất lỏng
Cốc đong | Ống đong | Bình tam giác |
Ống nhỏ giọt | Ống pipet | Pipet điện tử |
Dụng cụ đo thời gian
Đồng hồ bấm giây điện tử | Đồng hồ bấm giây | Đồng hồ treo tường |
Dụng cụ đo nhiệt độ
Nhiệt kế điện tử |
Nhiệt kế y tế |
Nhiệt kế rượu |
2. Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích
Trong phòng thực hành, người ta thường dùng dụng cụ đo thể tích để đo thể tích chất lỏng. Khi cần lấy một lượng nhỏ chất lỏng, chúng ta có thể dùng ống hút nhỏ giọt, ống pipet,...
Hướng dẫn cách dùng ống hút nhỏ giọt để lấy một lượng chất lỏng
- Bóp đầu cao su của ống để đẩy không khí ra khỏi ống và nhúng đầu nhọn của ống ngập vào chất lỏng. Đảm bảo giữ ống thẳng đứng.
- Nhẹ nhàng thả tay bóp bầu cao su để hút chất lỏng vào ống. Trong khi hút, đảm bảo đầu ống luôn nằm bên dưới mặt chất lỏng và không để chất lỏng trào lên bầu cao su.
- Đưa ống vào cốc hoặc bình chứa và bóp nhẹ bầu cao su để chất lỏng chảy thành từng giọt xuống bình nhận.
Hướng dẫn cách dùng bình chia độ đo thể tích chất lỏng
Muốn đo được thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, ta làm theo các bước sau:
1. Ước lượng thể tích của chất lỏng cần đo để chọn được dụng cụ đo phù hợp.
2. Đặt dụng cụ đo thẳng đứng và đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong dụng cụ.
3. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng.
Hướng dẫn cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước
Muốn đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, ta làm theo các bước sau:
1. Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là (V_1).
2. Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích của nước và vật là (V_2).
3. Tính thể tích của vật (V=V_2-V_1).
❓ Trong trường hợp vật rắn to, không bỏ lọt bình chia độ, hãy tìm hiểu cách đo thể tích sử dụng cả bình tràn và bình chia độ.
3. Quan sát mẫu vật bằng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học
Kính lúp và kính hiển vi là những dụng cụ dùng để quan sát những vật có kích thước nhỏ trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.
Kính lúp | Kính hiển vi |
Hướng dẫn cách sử dụng kính lúp cầm tay
Kính lúp cầm tay được sử dụng thường xuyên nhưng chỉ dùng khi quan sát các vật không quá nhỏ.
Muốn quan sát vật bằng kính lúp cầm tay, ta làm như sau:
Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách giữa kính và vật quan sát sao cho nhìn rõ vật.
Hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi quang học
Kính hiển vi quang học được sử dụng trong phòng thí nghiệm để quan sát các vật nhỏ với mức độ phóng đại khoảng từ 100 đến 1000 lần.
Muốn quan sát vật bằng kính hiển vi, ta làm theo các bước sau:
1. Cố định tiêu bản hiển vi trên bàn kính bằng cách kẹp tiêu bản vào đúng khoảng cách.
2. Xoay giá điều chỉnh vật kính để chọn vật kính phù hợp.
3. Quan sát tiêu bản qua thị kính.
4. Xoay núm điều chỉnh mẫu để đưa tiêu bản vào vị trí quan sát.
5. Xoay núm điều chỉnh sơ cấp để tiêu bản về gần vật kính.
6. Xoay núm điều chỉnh độ sáng của đèn (hoặc gương) để có ánh sáng vừa phải.
7. Xoay núm điều chỉnh sơ cấp từ từ để tiêu bản di chuyển ra xa khỏi vật kính đến khi nhìn thấy tiêu bản.
8. Xoay núm điều chỉnh thứ cấp để nhìn rõ tiêu bản.
Một số hình ảnh quan sát được bằng kính hiển vi quang học
Tế bào hồng cầu | Lục lạp trong tế bào thực vật |
Tế bào ung thư vú | Bề mặt cây súp lơ |
II. Quy định an toàn trong phòng thực hành
1. Quy định an toàn trong phòng thực hành
Những việc cần làm | Những việc không được làm | ||
|
|
2. Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành
Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành, người ta đưa ra các kí hiệu cảnh báo cần thiết.
❓ Hãy tìm hiểu thêm các kí hiệu cảnh báo khác như: nguy hiểm điện, phóng xạ, nguy cơ ung thư,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây