Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
BÀI 23. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX. ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
I. Điều kiện lịch sử mới
- Từ đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, đã xâm nhập vào Việt Nam.
- Nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Sự cường thịnh của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
- Đó là những điều kiện xã hội và tâm lý làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước mới ở nước ta đầu thế kỷ XX.
- Những người tiên phong trong phong trào yêu nước mới là những sĩ phu tiến bộ mà tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
I. Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Phan Bội Châu (1867-1940) là sĩ phu nổi tiếng đất Nghệ An. Ông chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập.
- Tháng 5/1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng với các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân, chủ trương đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, thành lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam. Hội tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật Bản để chuẩn bị lực lượng chống Pháp.
Tháng 8/1908, Chính phủ Nhật câu kết với thực dân Pháp đàn áp phong trào. Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào tan rã, Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.
Sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc thành công năm 1911, Phan Bội Châu từ Thái Lan về Trung Quốc.
- Tháng 6/1912, tại Quảng Châu, ông tập hợp những người cùng chí hướng tuyên bố giải tán Duy tân hội, thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chí: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. Để gây tiếng vang trong nước, thức tỉnh đồng bào, Hội đã cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân sừng sỏ và tay sai đắc lực của chúng.
- Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt và bị giam ở nhà tù Quảng Đông (Trung Quốc).
* Nhận xét:
- Với lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, Phan Bội Châu mang hoài bão huy động toàn dân đứng lên giết giặc cứu nước.
- Phan Bội Châu là lãnh tụ tiêu biểu cho xu hướng bạo động vũ trang cứu nước và là lãnh tụ nổi bật của trào lưu dân tộc chủ nghĩa Việt Nam đầu thế kỷ XX.
II. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
- Phan Châu Trinh (1872-1926) là nhà khoa bảng đất Quảng Nam. Ông chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Hoạt động:
- Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động duy tân ở Trung Kỳ. Về kinh tế: Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, chú ý phát triển nghề thủ công, làm vườn, thành lập nông hội. Về văn hóa-xã hội: Mở trường kiểu mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới, tổ chức các buổi diễn thuyết, vận động dân chúng từ bỏ lối ăn mặc cổ hủ. Âu hóa cách ăn mặc, cắt tóc ngắn, sống theo lối sống.
Cuộc vận động đi sâu vào quần chúng, làm bùng lên phong trào chống thuế ở Trung Kỳ từ tháng 3/1908. Chính quyền thực dân thẳng tay đàn áp.
Tháng 7/1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội, tham gia giảng tại Trường Đông Kinh nghĩa thục.
Năm 1908, Phan Châu Tỉnh bị bắt, bị đày ra Côn Đảo. Năm 1911, chính quyền thực dân đưa ông sang Pháp.
* Nhận xét:
- Tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc, nhưng chủ trương dùng cải cách để cứu nước của ông có phần không hợp thời thế.
- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước, dân chủ sớm nhất nước ta và là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
III. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế (đọc thêm)
1. Đông Kinh nghĩa thục
- Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội; nghĩa thục là là trường tư làm việc công ích.
- Lãnh đạo: Lương Văn Can và Nguyễn Quyền
- Thành lập và hoạt động từ tháng 03/1907, là trường học dạy theo mô hình Nhật Bản, dạy địa lý, lịch sử, khoa học thường thức…, ngoài ra còn tổ chức diễn thuyết, bình văn để cổ động học chữ Quốc ngữ, hô hào mở hội kinh doanh công thương nghiệp …
- Những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục đã vươn ra ngoài xã hội, trở thành một trung tâm của phong trào Duy tân ở Bắc kì.
- Tháng 11/1907, trường bị đóng cửa, hầu hết giáo viên bị bắt, sách báo bị cấm hoặc tịch thu…
- Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn.
+ Là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa phương.
+ Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngư dân.
+ Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
* Đánh giá: Thực chất của các hoạt động này là sự chuẩn bị chống Pháp, trước hết là thông qua việc dạy chữ dạy người, tuyên truyền tư tưởng dân chủ tư sản, đả phá nền giáo dục lỗi thời, cổ vũ cái mới.
2. Vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội năm 1908
- Nguyên nhân: Do binh lính người Việt bị cư xử bạc đãi, bị đày ra chiến trường ch
ết thay cho binh lính Pháp; được giác ngộ bởi các sĩ phu và quần chúng yêu nước.
- Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội do binh lính người Việt kết hợp với nghĩa quân Yên Thế thực hiện, chủ trương diễn ra vào tói 27/06/1908. Hơn 200 sĩ quan và binh sĩ Pháp trúng độc.
- Thực dân Pháp kịp thời can thiệp, ngăn chặn và thẳng tay đàn áp.
- Mặc dù thất bại, song đã thể hiện ý thức dân tộc và khả năng tham gia vào cuộc đấu tranh của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
3. Những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
- Cùng với việc đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang đến gần, phát hiện có sự liên quan với vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, Pháp chủ trương mở cuộc tấn công quy mô, tiêu diệt bằng được khởi nghĩa Yên Thế.
- Tháng 01/1909, Pháp huy động 1500 lính Âu – Phi tấn công căn cứ Phồn Xương. Dù giành được một số thắng lợi, nhưng những cuộc chiến đấu quyết liệt và kéo dài đã làm suy kiệt lực lượng nghĩa quân, nhiều chỉ huy giỏi tử trận, một số ra hàng.
- Tháng 02/1913, Pháp mua chuộc tay sai, sát hại Đề Thám một cách đê hèn tại Chợ Gồ (Yên Thế). Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây