Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
1. Văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ (đọc thêm)
2. Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526).
- Hoàn cảnh ra đời
+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương triều Hồi giáo Ấn Độ gọi là Đê-li.
- Chính sách thống trị: Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song mất sự ủng hộ của người dân do phân biệt tôn giáo.
- Về văn hóa, văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ, tuy thực tế Hồi giáo không chiếm ưu thế ở Ấn Độ do Hin đu giáo và Ấn Độ giáo vốn đã gắn bó mật thiết với cư dân nơi đây. Tuy nhiên, Hồi giáo đã đứng chân được tại Ấn Độ, tạo nên một kiểu dáng khác biệt của một kiến trúc mang phong cách nghệ thuật Hồi giáo.
- Về kiến trúc, xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.
- Vị trí của vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
3. Vương triều Mô-gôn (1526-1707):
-Thế kỉ XVI, Ba-bua đánh chiếm Đê–li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ ).
- Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng ấn Độ hoá và xây dựng đất nước. Đặc biệt dưới thời vua A-cơ-ba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới
- Chính sách dưới thời vua A-cơ-ba:
+ Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, không phân biệt nguồn gốc.
+Xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế phân biệt sắc tộc, tôn giáo.
+ Đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế hợp lí.
+ Khuyến khích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
=> Những chính sách đó đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, đất nước thịnh vượng. Vua A -cơ -ba được xem như một vị anh hùng dân tộc.
- Đến thế kỉ XVII, do chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ.
- Đầu thế kỷ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây