Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Tình hình chính trị - kinh tế
1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Quang Trung mất, nội bộ Tây Sơn suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân đánh Tây Sơn, Quang Toản bị bắt, triều Tây Sơn chấm dứt.
- Năm 1802, nhà Nguyễn thành lập, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Năm 1086, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, củng cố chế độ quân chủ tập quyền.
+ Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.
+ Luật pháp: năm 1815 nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long (Hoàng triều luật lệ).
+ Hành chính: chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
+ Quân đội: xây dựng quân đội với nhiều binh chủng, xây dựng hệ thống thành luỹ vững chắc, lập hệ thống thông tin trạm ngựa từ Nam Quan đến Cà Mau.
+ Đối ngoại: Vua Nguyễn thần phục nhà Thanh, từ chối tiếp xúc với các nước phương Tây.
2. Kinh tế dưới triều Nguyễn
a. Nông nghiệp
- Chính sách:
+ Khai hoang, di dân lập ấp và lập đồn điền.
+ Lập các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
+ Đặt lại chế độ quân điền.
- Kết quả: tăng diện tích canh tác nhưng ruộng đất bỏ hoang còn nhiều, nông dân bị cướp ruộng đất, việc sửa đắp đê không được chú trọng.
b. Công thương nghiệp
- Thủ công nghiệp:
+ Lập nhiều xưởng sản xuất đúc súng, đúc tiền…
+ Ngành khai thác mỏ được mở rộng (mỏ than, đồng, vàng…).
+ Làng nghề thủ công ở nông thôn và thành thị phát triển.
- Nội thương:
+ Phố chợ đông đúc, sầm uất, các mặt hàng phong phú.
- Ngoại thương:
+ Mở rộng buôn bán với các nước trong khu vực nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế buôn bán với người phương Tây.
II. Các cuộc nổi dậy của nhân dân
1. Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
- Đời sống nhân dân nhất là nông dân ngày càng cực khổ.
- Địa chủ hào lý cướp ruộng đất.
- Quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề, bệnh dịch, đói khát hoành hành khắp nơi.
2. Các cuộc khởi nghĩa
Thời gian | Lãnh đạo | Địa bàn | Kết quả |
1821 - 1827 | Phan Bá Vành | Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên | Bị đàn áp |
1833 - 1835 | Nông Văn Vân | Từ Cao Bằng lan ra khắp miền núi Việt Bắc | Bị dập tắt |
1833 - 1835 | Lê Văn Khôi | Sáu tỉnh Nam Kì | Bị đàn áp |
1854 - 1856 | Cao Bá Quát | Hà Nội, Bắc Ninh | Bị dập tắt |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây