Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Tình hình kinh tế
- Cuối thế kỉ XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đê điều, thủy lợi,... dẫn đến mất mùa, đói kém nhiều năm.
- Ruộng đất công ngày càng thu hẹp, ruộng đất tư (trong tay vương hầu, quý tộc, địa chủ,...) ngày càng nhiều.
2. Tình hình xã hội
- Đời sống nhân dân cực khổ; vua, quan, quý tộc nhà Trần ăn chơi sa đọa.
- Nhà Trần tỏ ra bất lực với cuộc tấn công của Chăm-pa và yêu sách của nhà Minh.
- Đời sống nhân dân cực khổ, mâu thuẫn với giai cấp thống trị ngày càng sâu sắc.
=> Nông dân đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Lãnh đạo | Thời gian | Địa điểm |
Ngô Bệ | 1344 | Hải Dương |
Nguyên Thanh, Nguyễn Kỵ | 1379 | Thanh Hóa |
Phạm Sư Ôn | 1390 | Hà Tây |
Nguyễn Như Cái | 1399 | Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang |
II. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
1. Nhà Hồ thành lập (1400)
- Cuối Thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và không đủ sức giữ vai trò quản lí đất nước.
- Năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu là Đại Ngu.
2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Chính trị:
+ Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế các quý tộc nhà Trần bằng những người không thuộc họ Trần nhưng thân cận và có tài năng.
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định chế độ làm việc các cấp.
+ Cử quan triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tình hình làm việc của quan lại.
- Kinh tế: phát hành tiền giấy, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Xã hội: ban hành chính sách hạn nô (hạn chế số nô tì trong gia đình các vương hầu, quý tộc, quan lại).
- Văn hóa giáo dục:
+ Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua, phi tần và cung nữ.
- Quốc phòng: tăng quân số, chế tạo nhiều loại súng mới, phòng thủ nơi hiểm yếu, xây dựng thành kiên cố.
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Ý nghĩa: cuộc cải cách khá toàn diện của Hồ Quý Ly đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Điều đó cho thấy ông là một nhà cải cách tài ba và là người yêu nước tha thiết.
- Tác dụng:
+ Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ.
+ Làm suy yếu thế lực nhà Trần.
+ Tăng nguồn thu nhập cho đất nước.
+ Tăng cường quyền lực nhà nước
- Hạn chế: một số chính sách đó chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của đông đảo nhân dân.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây