Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Bài 7 – CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
1. Các nhân tố tự nhiên
a. Tài nguyên đất
- Là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau, trong đó có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit và đất phù sa.
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha tập trung tại các đồng bằng thích hợp nhất với cây lúa nước và các cây ngắn ngày khác.
+ Đất feralit: chiếm diện tích trên 16 triệu ha chủ yếu ở trung du, miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su… cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, khoai, đậu.
- Diện tích đất nông nghiệp hiện nay là hơn 9 triệu ha do đó việc sử dụng hợp lí các tài nguyên đất là rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp của nước ta.
- Khó khăn: còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu, cần phải cải tạo.
b. Tài nguyên khí hậu
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, do đó cây cối xanh tươi quanh năm sinh trưởng nhanh,sản xuất nhiều vụ trong năm. Khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho cơ cấu cây trồng đa dạng có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. Ví dụ: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền núi và cao nguyên có khí hậu mát mẻ nên trồng được rất nhiều loại cây ôn đới, cận nhiệt đới: khoai tây, cải bắp, su hào, táo, lê, mận, chè…
- Ngoài ra cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng còn có sự khác nhau giữa các vùng.
- Những tai biến thiên nhiên thường gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp như bão, gió tây khô nóng, sương muối, rét hại…. Khí hậu nóng ẩm còn là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển….Tất cả các khó khăn đó làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi.
c. Tài nguyên nước
- Nước ta có mạng lưới sông ngòi, hồ ao dày đặc với lượng nước dồi dào, phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào để giải quyết nước tưới nhất là mùa khô
- Khó khăn: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô do đó thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nước ta, vì:
+Chống lũ lụt vào mùa mưa.
+Cung cấp nước tưới vào mùa khô
+Cải tạo đất mở rộng diện tích đất canh tác
+Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng tạo ra năng suất và sản lượng cây trồng cao
d. Tài nguyên sinh vật
- Nước ta có nguồn tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi cao với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
- Khó khăn
+ Tài nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt
+ Ô nhiễm môi trường
2. Các nhân tố kinh tế – xã hội
a. Dân cư và lao động nông thôn
Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai; khi có chính sách thích hợp khuyến khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình.
*Khó khăn: Thiếu việc làm trong điều kiện sản xuất nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá.
b. Cơ sở vật chất- kĩ thuật
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
- Công nghiệp chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng khắp góp phần làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
- Khó khăn: thiếu vốn đầu tư, cơ sở vật chất kĩ thuật và trình độ khoa học kĩ thuật còn hạn chế.
c. Chính sách phát triển nông nghiệp
- Phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu
-Vai trò của các chính sách đó là cơ sở động viên nông dân làm giàu. Khuyến khích sản xuất, khơi dậy và phát huy mặt mạnh của hàng nông nghiệp, tạo nhiều việc làm, ổn định đời sống nông dân.
-Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi tiềm năng sẵn có
d. Thị trường trong và ngoài nước
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi
- Khó khăn: Sự biến động của thị trường, giá cả không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây