Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp
1. Mục đích
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho Pháp nên tư bản Pháp tiến hành đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa ở Đông Dương, trong đó có Việt Nam với mục đích bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.
2. Nội dung chính sách
- Tình hình đầu tư: so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì đây là cuộc khai thác thuộc địa triệt để với quy mô và mức độ lớn hơn. Pháp tăng cường đầu tư vốn tăng gấp 6 lần so với 2 năm trước chiến tranh. Pháp tăng cường đầu tư và đẩy mạnh khai thác chủ yếu ở hai ngành nông nghiệp và khai mỏ.
- Trong nông nghiệp: tiến hành cướp ruộng đất để phát triển các đồn điền cao su.
- Trong công nghiệp:
+ Chú trọng khai thác mỏ: chủ yếu là mỏ than, nhiều công ti than mới nối tiếp ra đời như Công ti than Hạ Long - Đồng Đăng, Công ti than Đông Triều, Công ti than Tuyên Quang,...
+ Tư bản Pháp còn chú ý tới công nghiệp nhẹ: mở mang một số ngành công nghiệp như dệt, muối, xay xát, rượu, đường...
- Trong thương nghiệp: để độc quyền thương nghiệp Việt Nam, Pháp đánh thuế nặng hàng ngoại nhập vào nước ta.
- Trong giao thông vận tải: được đầu tư thêm và hoàn thiện hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương.
- Trong tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.
II. Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục
Mọi chính sách được thực thi ráo riết, với những bổ sung, điều chỉnh có lợi cho tư bản Pháp:
- Chính sách chuyên chế triệt để, thâu tóm mọi quyền hành về tay người Pháp:
+ Chính sách “chia để trị”, chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ khác nhau, chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo.
+ Triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ, cường hào ở nông thôn.
- Chính sách văn hóa - giáo dục nô dịch:
+ Thi hành chính sách văn hóa nô dịch.
+ Lợi dụng sách báo công khai để tuyên tryền chính sách “khai hóa” và gieo ảo tưởng hòa bình.
III. Xã hội Việt Nam phân hóa
Dưới tác động của chính sách khai thác lần thứ hai, xã hội Việt Nam đã phân hóa sâu sắc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: chiếm nhiều diện tích ruộng đất, được thực dân Pháp ủng hộ nên ra sức bóc lột nông dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào yêu nước khi có điều kiện.
- Tầng lớp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng.
+ Tư sản dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
- Tầng lớp tiểu tư sản: tăng nhanh về số lượng. Họ bị Pháp chèn ép, bạc đãi nên có đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng. Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
- Giai câp nông dân: chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp (trước chiến tranh) và phát triển nhanh trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Ngoài những điểm chung với công nhân quốc tế như đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, sống tập trung, tinh thần cách mạng triệt để; giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:
+ Bị ba tầng áp bức bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt).
+ Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc.
+ Đặc biệt, giai cấp công nhân Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã tiếp nhận ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh, nhất là chủ nghĩa Mác - Lê-nin và Cách mạng tháng mười Nga.
=> Vậy xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai có hai mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp (mâu thuẫn dân tộc).
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến (mâu thuẫn giai cấp).
Hai mâu thuẫn này vừa là nguồn gốc vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến ở nước ta. Do đó, cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ là chống đế quốc và chống phong kiến, nhưng nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu là đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai phản động để giành độc lập, tự do.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây