Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Nếu có lỗi chính tả, các em hãy nhấn nút BÁO LỖI , giáo viên sẽ xử lí và cộng vip cho các em
1. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống
- Trong thực tiễn sản xuất đòi hỏi giống có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu cao, phù hợp với nhu cầu nhiều mặt và luôn thay đổi của người tiêu dùng.
- Tuy nhiên, có nhiều giống tốt qua một số vụ gieo trồng đã có biểu hiện thoái hóa rõ rệt do sự xuất hiện đột biến và lai giống tự nhiên.
+ Phục hồi giống đã có biểu hiện thoái hóa.
+ Tạo ra giống mới, cải tiến giống cũ, đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của con người.
- Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn phương pháp chọn lọc phù hợp.
- Trong thực tế chọn giống người ta thưởng sử dụng 2 phương pháp cơ bản là chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.
2. Chọn lọc hàng loạt
- Chọn lọc hàng loạt có 2 cách lựa chọn là chọn lọc hàng loạt 1 lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần (2, 3, 4, … lần).
- Chọn lọc hàng loạt 1 lần:
+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt đã đạt yêu cầu đặt ra (hơn hẳn giống ban đầu hoặc bằng giống đối chứng) thì dừng lại, không cần chọn lọc lần 2.
+ Nếu giống chọn lọc hàng loạt chưa đạt yêu cầu đặt ra, có chất lượng thấp hay thoái hóa nghiêm trọng thì tiếp tục chọn lọc lần 2, 3, 4, …
- Chọn lọc hàng loạt 2 lần:
+ Sau khi chọn lọc lần 1 chưa thu được giống đạt yêu cầu. Lấy giống hàng loạt đã chọn lọc ở lần 1 tiến hành chọn lọc lần 2.
+ Chọn lọc lần 2 cũng thực hiện chọn lọc như lần 1, chỉ khác là trên ruộng chọn giống của năm II người ta gieo trồng giống chọn lọc hàng loạt để thu cây ưu tú. Hạt của những cây này được thu để làm giống cho năm III. Năm III, cũng đem so sánh hạt của cây đã chọn với giống khởi đầu và đối chứng.
+ Đến khi thu được giống đạt yêu cầu thì dừng lại.
* Điểm giống và khác nhau giữa chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần.
+ Giống nhau: đều dựa trên kiểu hình để chọn lọc.
+ Khác nhau:
- Chọn lọc hàng loạt 1 lần: chỉ chọn 1 lần trên đối tượng ban đầu.
- Chọn lọc hàng loạt 2 lần: chọn tiếp lần 2 trên đối tượng đã qua chọn lọc lần 1.
* Kết luận
- Cách tiến hành chọn lọc hàng loạt: từ giống ban đầu \(\rightarrow\) chọn những cá thể tốt nhất \(\rightarrow\) thu hoạch chung làm giống cho vụ sau \(\rightarrow\) so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng. Nếu:
+ Giống thu được đạt yêu cầu thì dừng lại.
+ Giống thu được chưa đạt yêu cầu thì tiến hành chọn lọc lần 2, 3, 4, ….
- Ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ thực hiện.
+ Ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi.
- Nhược điểm:
- Phạm vi ững dụng: cây tự thụ phấn, cây giao phấn và vật nuôi.
* Lưu ý: Chọn lọc hàng loạt thường đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.
3. Chọn lọc cá thể
- Cách tiến hành:
Từ giống khởi đầu \(\rightarrow\) chọn ra những cá thể ưu tú \(\rightarrow\) nhân lên thành từng dòng riêng rẽ \(\rightarrow\) so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng \(\rightarrow\) chọn ra dòng tốt nhất để làm giống.
- Ưu điểm: Kết hợp được chọn lọc dựa trên kiểu hình với đánh giá kiểm tra kiểu gen.
- Nhược điểm:
+ Công phu, tốn kém hơn chọn lọc hàng loạt.
+ Theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi.
- Phạm vi ứng dụng:
+ Cây nhân giống vô tính, cây tự thụ phấn, cây giao phấn.
+ Vật nuôi: kiểm tra giống đực.
* So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể:
+ Giống nhau: đều là chọn lựa giống tốt, chọn lọc 1 lần hay nhiều lần
+ Khác nhau:
Chọn lọc hàng loạt | Chọn lọc cá thể |
Giống chọn lọc được gieo chung | Giống chọn lọc được gieo riêng rẽ theo từng dòng |
Chủ yếu dựa vào kiểu hình | Kết hợp chọn lọc kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen |
Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, áp dụng rồng rãi | Công phu, theo dõi chặt chẽ, khó áp dụng rộng rãi |
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây