Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
Bảng các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc trên gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn).
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn được gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
2. Chu kì
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm.
Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7.
- Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ.
- Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.
Chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
3. Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Bảng tuần hoàn gồm 18 cột được chia thành 8 nhóm A đánh số từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B đánh số từ IIIB đến VIIIB rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
- Nhóm A: Bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A bằng tổng số e lớp ngoài cùng.
- Nhóm B: Bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy.
- Nếu 3 ≤ (x + y) ≤ 7 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (x + y)B.
- Nếu 8 ≤ (x + y) ≤ 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm VIIIB.
- Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (x + y - 10)B.
Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây