Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
CHÚC MỪNG
Bạn đã nhận được sao học tập
Chú ý:
Thành tích của bạn sẽ được cập nhật trên bảng xếp hạng sau 1 giờ!
Lý thuyết SVIP
00:00
I. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac
- Cách tiến hành: Cho vài giọt dung dịch bạc nitrat vào dung dịch amoniac đựng trong ống nghiệm. Sau đó, thêm tiếp 1ml dung dịch glucozơ vào, lắc khẽ, rồi đun nóng nhẹ trên ngọn lửa hoặc đặt vào cốc nước nóng.
- Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.
- Giải thích: Lớp bạc mỏng bám trên thành ống nghiệm trông như gương là do phản ứng giải phóng ra Ag kim loại.
- Phương trình hóa học: C6H12O6 + Ag2O 2Ag↓ + C6H12O7
2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột
- Cách tiến hành:
- Cho 3 dung dịch glucozơ, saccarozơ và hồ tinh bột (loãng), đựng trong 3 lọ được đánh số ngẫu nhiên(1, 2, 3).
- Lấy mỗi dung dịch 1 - 2 ml cho vào các ống nghiệm được đánh số tương ứng, sau đó tiến hành thí nghiệm sau:
- Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch iot vào ba dung dịch trong ba ống nghiệm. Để riêng lọ dung dịch đã nhận biết được.
- Bước 2: Lấy hai ống nghiệm đánh số tương ứng với hai lọ dung dịch còn lại. Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch amoniac, thêm tiếp 3 giọt AgNO3 vào và lắc mạnh. Tiếp tục cho vào mỗi ống nghiệm trên 3 ml dung dịch đựng trong lọ tương ứng rồi ngâm trong lọ nước nóng.
- Hiện tượng:
- Sau bước 1, ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra. Nguyên nhân là do iot làm xanh hồ tinh bột.
- Sau bước 2, ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ. Nguyên nhân là do glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm. Còn saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
- Phương trình hóa học: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag
- Sơ đồ nhận biết:
II. TƯỜNG TRÌNH
STT | Tên thí nghiệm | Hiện tượng | Giải thích, PTHH |
1 | Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong amoniac | Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm. | Lớp bạc mỏng bám trên thành ống nghiệm trông như gương là do phản ứng giải phóng ra Ag kim loại. C6H12O6 + Ag2O 2Ag↓ + C6H12O7 |
2 | Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột | Lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất. Còn lại là saccarozơ. | Nguyên nhân là do iot làm xanh hồ tinh bột. |
Lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất. | Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm. C6H12O6 + Ag2O 2Ag↓ + C6H12O7 | ||
Còn lại là saccarozơ. | Saccarozơ không có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. |
Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!
K
Khách
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây
Chưa có câu hỏi thảo luận nào về bài giao này
OLMc◯2022