Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
I. Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 - 1968)
1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) của Mĩ ở miền Nam
a. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ
- Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.
- “Chiến tranh cục bộ” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân Mĩ, quân một số nước Đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn; nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
b. Thủ đoạn
- Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mĩ, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Đến năm 1968, số quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam lên đến hơn 50 vạn.
- Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
- Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế - quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ Bắc vào Nam, đồng thời làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
2. Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ" của Mĩ
a. Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8/1965)
- Với tinh thần và ý chí chiến đấu sắt đá, nhân dân ta đã giành thắng lợi vang dội ở trận Vạn Tường - Quảng Ngãi.
- Chiến thắng Vạn Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”.
b. Quân dân miền Nam chiến thắng ở mùa khô thứ nhất 1965 - 1966
- Mĩ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng.
- Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi.
c. Quân dân miền Nam chiến thắng ở mùa khô thứ hai 1966 - 1967
- Mĩ, quân đội Sài Gòn và đồng minh đã mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định" nhằm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
- Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mĩ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti.
- Kết quả: sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.
d. Tại nông thôn và thành thị
- Quần chúng đứng lên đấu tranh, phá “ấp chiến lược”, đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
- Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
3. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
a. Hoàn cảnh lịch sử
Năm 1968 so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, hơn nữa, lợi dụng mâu thuẫn trong năm bầu cử Tổng thống Mĩ (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam.
b. Mục tiêu
- Tiêu diệt một bộ phận quân Mĩ, quân đồng minh, đánh sập ngụy quân, ngụy quyền .
- Buộc Mĩ phải đàm phán và rút quân về nước.
c. Diễn biến
- Đêm 30 rạng 31/1/1968 ta tấn công vào hầu khắp các đô thị ở miền Nam.
- Tại Sài Gòn quân ta tấn công vào tòa Đại sứ Mĩ, Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu, sân bay Sài Gòn của địch.
d. Ý nghĩa
- Mặc dù ta còn có những tổn thất do thiếu sót trong chỉ đạo, nhưng cuộc Tổng tiến công có ý nghĩa to lớn:
+ Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh cục bộ".
+ Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
+ Mĩ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Pa-ri để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, vừa sản xuất (1965 - 1968)
1. Mĩ tiến hành chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
a. Âm mưu của Mĩ
- Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Ngăn chặn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân Việt Nam.
b. Thủ đoạn của Mĩ
- Ngày 5/8/1964 Mĩ dựng sự kiện vịnh Bắc Bộ, cho máy bay bắn phá ra miền Bắc.
- Ngày 7/2/1965 Mĩ cho bắn phá Đồng Hới (Quảng Bình; Cồn Cỏ - Vĩnh Linh - Quảng Trị).
c. Mục tiêu tấn công của Mĩ
Là các mục tiêu quân sự, kinh tế, giao thông… nhưng dã man hơn, Mĩ còn tấn công những khu vực đông dân như bệnh viện, trường học…
2. Quân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại vừa sản xuất (giảm tải)
3. Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn hướng vào miền Nam
- Miền Bắc là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, và luôn hướng về miền Nam.
- Đường vận chuyển Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển được khai thông đã nối liền hậu phương với tiền tuyến.
- Miền Bắc đã đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào miền Nam, vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men.
III. Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973)
1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và "Đông Dương hóa chiến tranh" của Mĩ (1969 - 1973)
- Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện "Đông Dương hoá chiến tranh".
- Lực lượng chính tiến hành cuộc chiến tranh là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mĩ, vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự.
- Quân đội Sài Gòn được sử dụng như là lực lượng xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Cam-pu-chia năm 1970, Lào năm 1971, thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
2. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ
a. Diễn biến
- Ngày 6/6/1969 Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập đã được 23 nước công nhận - mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
- Từ 1969, thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Ngày 24 và 25/4/1970, Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia họp, thể hiện quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung.
- Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân đội Việt Nam và Cam-pu-chia phối hợp với nhau đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .
- Tháng 3/1971 Việt Nam và Lào, đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719” đã quét hết quân Mĩ - Sài Gòn khỏi đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
- Bên cạnh đó, phong trào của nhân dân nổ ra liên tục, rầm rộ ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng,...
b. Ý nghĩa
- Tạo một bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Giáng một đòn mạnh vào quân ngụy và chương trình “bình định” của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
3. Cuộc tiến công chiến lược 1972
a. Diễn biến
- Phát huy những thắng lợi của quân ta trong những năm 1970 - 1971, năm 1972, quân ta mở cuộc tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị (30/3/1972), lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, sau đó phát triển khắp miền Nam trong năm 1972.
- Chỉ trong thời gian ngắn, quân ta đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
b. Kết quả
- Ta loại khỏi vòng chiến 20 vạn quân địch.
- Giải phóng vùng đất đai rộng lớn và đông dân.
c. Ý nghĩa
- Giáng đòn mạnh vào chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
- Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược - tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh".
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1969 - 1973)
1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa (giảm tải)
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, vừa chiến đấu, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
a. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ
* Âm mưu
- Tiếp tục thực hiện nhằm mục tiêu giống như cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
- Ngoài ra còn nhằm cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán Pa-ri.
* Thủ đoạn
- Ngày 6/4/1972, Mĩ bắn phá một số nơi từ Thanh Hóa vào Quảng Bình.
+ Ngày 16/4/1972, Ních-xơn tuyên bố chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai bằng không quân và hải quân.
+ Ngày 9/5/1972, tuyên bố phong tỏa cảng Hải Phòng, cửa sông, vùng biển ở miền Bắc.
b. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
- Nhờ kinh nghiệm và chuẩn bị từ trước nên miền Bắc đã chủ động chống trả địch ngay từ trận đầu.
- Vừa chiến đấu vừa sản xuất, giao thông vận tải vẫn đảm bảo thông suốt.
- Văn hóa, giáo dục, y tế vẫn được duy trì và phát triển; nhân dân sơ tán, nhưng đời sống vẫn đảm bảo để tiếp tục sản xuất và chiến đấu.
c. Miền Bắc đánh bại cuộc tập kích 12 ngày đêm của Mĩ (18/12 đến 19/12/1972)
- Từ ngày 14/12/1972 đến ngày 29/12/1972, Mĩ mở cuộc tập kích bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu khác.
- Quân dân miền Bắc đã đánh trả địch những đòn thích đáng, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không". Đây là trận thắng quyết định, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (27/1/1973).
V. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
1. Nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hoa Kì và Đồng Minh rút hết quân, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không dính líu hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
- Các bên thừa nhận miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.
2. Ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri
- Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta.
- Mở ra một bước ngoặt mới của kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
- Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây