Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm SVIP
I. Điện trở của dây dẫn
1. Xác định thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với một dây dẫn
Trong một thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của \(I\) vào \(U\) với hai dây dẫn khác nhau. Người ta lập được bảng số liệu dưới đây.
❓ Tính thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với mỗi dây dẫn.
Nhận xét:
Thương số \(\dfrac{U}{I}\) đối với mỗi dây dẫn là như nhau, còn đối với hai dây dẫn khác nhau thì khác nhau.
2. Điện trở
a. Trị số \(R=\dfrac{U}{I}\) không đổi đối với mỗi dây dẫn và được gọi là điện trở của dây dẫn đó.
b. Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là hoặc .
c. Khi \(U\) có đơn vị là vôn (V), \(I\) có đơn vị là ampe (A) thì \(R\) có đơn vị là ôm, kí hiệu là Ω.
Các bội số thường gặp của ôm là:
- kilôôm (kΩ); 1 kΩ = 1000 Ω.
- mêgaôm (MΩ); 1 MΩ = 1 000 000 Ω.
d. Ý nghĩa của điện trở: Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của một dây dẫn.
II. Định luật Ôm
1. Hệ thức của định luật
\(I=\dfrac{U}{R}\)
Trong đó:
- \(U\) đo bằng vôn (V)
- \(I\) đo bằng ampe (A)
- \(R\) đo bằng ôm (Ω)
2. Phát biểu định luật
Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây