Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Tự đọc sách báo
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
– 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Nữ tướng Triệu Thị Trinh
Bà Triệu, tên thật là Triệu Thị Trinh, sinh ngày 2 tháng 10 nǎm 226 (Bính Ngọ) tại vùng núi Quân Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên, xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong một gia đình hào trưởng, từ nhỏ bà đã bộc lộ khí chất hơn người. Truyền thuyết kể rằng, có lần xuất hiện một con voi trắng một ngà phá phách ruộng nương, làng xóm. Bà Triệu đã dũng cảm cầm búa nhảy lên đầu giáng xuống huyệt làm con voi lạ gục đầu xin quy thuận.
Khi nhà Ngô xâm lược đất nước gây nên cảnh đau thương cho dân chúng, Bà Triệu bỏ nhà vào núi xây dựng cǎn cứ, chiêu mộ nghĩa quân đánh giặc. Khi anh trai nhắn về nhà lấy chồng, bà đã trả lời tỏ rõ khí phách của mình: “Em chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập khỏi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Cuộc khởi nghĩa của bà và anh trai Triệu Quốc Đạt nổ ra năm 248 và được nhân dân hưởng ứng nhiệt liệt, nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu lãnh đạo toàn bộ quân khởi nghĩa, chiến đấu chống quân Ngô. Nhà Ngô thêm 8 ngàn quân sang đàn áp phong trào khởi nghĩa. Tình hình nguy cấp, thế giặc mạnh, chúng lại tìm mọi cách mua chuộc nên quân ta nhiều kẻ bỏ trốn, đầu hàng quân địch.
Quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa về mặt tổ chức và vũ khí, quân khởi nghĩa suy yếu dần và tan vỡ. Lực lượng nghĩa quân còn non trẻ, không đủ sức chống lại đạo quân lớn hơn mình gấp bội. "Dù chúng ta đã cố gắng, nhưng thế giặc đã quá mạnh, ta cũng lực bất tòng tâm, mọi người hãy về quê nhà đợi thời cơ gặp thủ lĩnh giỏi thì hãy theo họ chống giặc”. Sau một cuộc bao vây ráo riết của quân giặc, Bà Triệu lui về núi Tùng. Bà quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn, đó là ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn 248.
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại nhưng đã để lại vết son chói ngời trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Đến nay câu chuyện về Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Lǎng và đền thờ bà vẫn còn mãi với thời gian tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, là di tích lịch sử quan trọng của quốc gia, là bằng chứng về niềm tự hào một người phụ nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam.
(Sưu tầm)
– 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên
Huyền thoại về Anh hùng LLVT nhân dân La Văn Cầu
Tấm gương giết giặc lập công của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân La Văn Cầu vang bóng một thời đã trở thành huyền thoại và đi vào sử sách.
Dù đã bước sang tuổi 88 song người Anh hùng Cách mạng năm nào vẫn tâm niệm chừng nào trái tim còn đập, ông vẫn còn muốn được cống hiến cho Tổ quốc. Ông là một trong 10 gương mặt tiêu biểu được đề nghị vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019".
Anh hùng La Văn Cầu sinh năm 1931, ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng), người dân tộc Tày. Với khát khao được cầm súng giết giặc giải phóng đất nước, dù mới 16 tuổi, La Văn Cầu đã khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Lúc đó là năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Nhưng niềm vui, ý chí đã giúp cho chàng trai trẻ La Văn Cầu vượt qua khó khăn, vươn lên rèn luyện thành một chiến sĩ gương mẫu, giàu lòng nhân ái, được đồng đội rất quý mến.
Bồi hồi xúc động, Đại tá La Văn Cầu đã kể về trận đánh đồn Đông Khê 2, năm 1950, đầy khốc liệt và bi tráng. Những đồng đội của ông đã hy sinh, ông là người cuối cùng may mắn sống sót, với một cánh tay lành lặn. Ông nói: "Mình phải hoàn thành nhiệm vụ thay cho các đồng đội đã ngã xuống".
Ông nhớ lại: "Tổ có 5 người do tôi làm Tổ trưởng. Lần đầu tiên chúng tôi đánh bộc phá - đơn vị bộc phá đầu tiên. Bộc phá có ít nên tôi có sáng kiến lấy mìn của địch để phá hàng rào. Lúc đó, địch bắn xuống như mưa, nhưng ai cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ nên dù có bị thương cũng không dám nói ra vì sợ mọi người nhụt chí.
Đến khi không còn trụ nổi nữa họ mới nói: "Chúng tôi bị thương nặng không làm được nhiệm vụ nữa. Các anh cố gắng làm xong nhiệm vụ và trả thù cho chúng tôi." Khi cách lô cốt địch khoảng 15 thước, hai người nữa lại bị địch bắn trúng và hy sinh. Ôm hôn vĩnh biệt các anh, lại thấy căm thù giặc hơn, tôi quyết phải trả thù cho các anh và làm cho xong nhiệm vụ."
Ông bồi hồi kể: "Đạn bắn trúng cánh tay phải và má phải của tôi. Lúc đó, tưởng chết, nên tôi cố hô: "Hồ Chủ tịch muôn năm, Việt Nam độc lập muôn năm.". Khi tỉnh lại, một bên mình đã tê đi, cánh tay phải lủng lẳng, má phải mất. Lại nghĩ đến nhiệm vụ, tôi vùng dậy tìm gói bộc phá, nhưng lúc này rất khó đi. Tôi quay xuống tìm người nhờ chặt cánh tay để tiếp tục làm nhiệm vụ. Qua giao thông hào thứ ba, tôi lại nhảy hụt lần nữa, vì sức đã yếu. Trong khi đó, tiếng súng liên thanh của địch cứ nổ ran, những lỗ châu mai của địch nhả đạn liên hồi - ở dưới giao thông hào tôi đã quá mệt. Nhớ đến lời Ban Chỉ huy dặn phải phá cho bằng được lô cốt này, vì Đông Khê là vị trí rất quan trọng, bảo vệ đường số 4. Lô cốt này bắn xuống đường Thất Khê và yểm hộ bốt Cam Vây. Nếu không phá được lô cốt này quân ta khó tiến. Nghĩ thế, tôi lại thấy hăng, lại xách bộc phá nhảy lên".
"Tôi tiến đến gần chân lô cốt, men lại lỗ châu mai, chờ cho địch thay băng đạn. Khi súng địch tạm im không bắn, tôi xông lại, đút quả bộc phá vào lỗ châu mai. Địch ở trong lấy báng súng đẩy ra hai lần. Lần đầu, do tay yếu không đẩy vào sâu được nên địch lại đẩy ra. Thấy thế tôi nảy ra sáng kiến lấy chân đẩy quả bộc phá vào. Lần này, nhờ có sức mạnh của chân, quả bộc phá được đẩy vào sâu, bịt chặt lấy lỗ châu mai, địch không đẩy ra được nữa. Chạy ra xa lô cốt độ mươi mười lăm thước, tôi giật nụ xòe. Quả bộc lôi nổ rất to. Tôi bị sức ép của quả bộc phá làm ngất đi mấy phút. Lúc tỉnh lại, lô cốt đã tan tành, chỉ còn một đống gạch trắng xóa, bóng các anh xung kích từng loạt, từng loạt lướt qua mắt tôi nhảy vào vị trí Đông Khê. Tôi thấy sung sướng quá vì đã trả thù được cho bốn bạn trong tổ của mình".
Tấm gương chiến đấu của Anh hùng La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn - một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ Chiến dịch Biên giới năm 1950.
Kể lại những kỷ niệm xưa về các trận đánh lịch sử, Anh hùng La Văn Cầu không khỏi xúc động nghẹn ngào khi nhớ về những đồng đội đã hy sinh trong trận đánh đồn Đông Khê, mở màn cho Chiến dịch Biên giới. Ông nói, chừng nào trái tim còn đập, ông vẫn còn muốn được cống hiến. Đây là điều ông luôn tâm niệm trong suốt cuộc đời. Mặc dù chiến tranh đã qua đi, song Anh hùng La Văn Cầu vẫn mong được góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước ngày càng giàu đẹp, hùng cường.
Theo Thông tấn xã Việt Nam
2. Viết vào phiếu đọc sách:
– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).
* Truyện Nữ tướng Triệu Thị Trinh:
* Bài báo Huyền thoại về Anh hùng LLVT nhân dân La Văn Cầu:
– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
* Truyện Nữ tướng Triệu Thị Trinh:
Tham khảo:
Câu chuyện đã tái hiện cho chúng ta hình ảnh một người nữ tướng oai phong lẫm liệt trong lịch sử nước nhà - người anh hùng xứ Thanh Triệu Thị Trinh. Bà là người giỏi võ nghệ, có khí phách, có chí lớn. Bà đã cùng anh trai chiêu tập nghĩa binh, quyết tâm đánh đuổi giặc Ngô cứu nước, cứu dân. Dù cuối cùng, thế giặc quá mạnh, bà hi sinh, nhưng hình ảnh bà với tấm lòng yêu nước thương dân, khí phách lẫm liệt sẽ mãi lưu danh trong trang sử bảo vệ dân tộc đầy vẻ vang của đất nước ta.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây