Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Tự đọc sách báo
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người.
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ăng-giôn-ra nói:
- Chừng mười lăm phút nữa thì chiến lũy chúng ta không còn quá mười viên đạn.
Ga-vrốt nghe rõ câu nói đó.
Một lát sau, người ta thấy bóng cậu bé thấp thoáng ngoài đường phố, dưới làn mưa đạn.
Thì ra Ga-vrốt đã lấy một cái giỏ đựng chai trong quán ra khỏi chiến lũy. Nó dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết gần chiến lũy.
- Cậu làm trò gì đấy? - Cuốc-phây-rắc hỏi.
- Em nhặt cho đầy giỏ đây!
- Cậu không thấy đạn réo à?
Ga-vrốt trả lời:
- Có chứ, nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?
Cuốc-phây-rắc thét lên:
- Vào ngay!
- Tí ti thôi! Ga-vrốt nói.
Ngoài đường, lửa khói mịt mù. Điều đó rất có lợi cho Ga-vrốt. Dười màn khói và với thân hình bé nhỏ, cậu bé có thể tiến xa ngoài đường mà không ai trông thấy. Ga-vrốt dốc bảy, tám bao đạn đầu tiên không có gì nguy hiểm lắm. Em nằm xuống rồi lại đứng thẳng lên, ẩn vào một góc cửa, rồi lại phốc ra, tới, lui, dốc cạn các bao đạn và chất đầy giỏ.
Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần. Đạn bắn theo em, em nhanh hơn đạn. Em chơi trò ú tim với cái chết một cách thật ghê rợn.
Theo HUY-GÔ
- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.
Vi Đông Dịch - Thiên hạ đệ nhất Toán học Trung Quốc lợi hại cỡ nào?
Khi đến Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) và hỏi đến cái tên Vi Đông Dịch (Wei Dongyi) từ giảng viên đến toàn bộ sinh viên không ai là không biết. Chưa hết, người ta còn gọi anh với cái tên “Vi thần”, “Vi Thánh”, “Vi thiên tài”,… bởi Đông Dịch chính là một huyền thoại sống của Đại học Bắc Kinh với tài năng và thành tích hơn người trong lĩnh vực Toán học.
Vi Đông Dịch sinh năm 1991 và lớn lên tại vùng đất Tế Nam, Sơn Đông (Trung Quốc). Từ nhỏ, Đông Dịch đã được tiếp xúc với vô số các đầu sách chuyên sâu về Toán học của bố và cũng thừa hưởng trí tuệ từ ông. Khi còn đi học, Đông Dịch đã sở hữu khả năng giải toán cùng với tốc độ đáng kinh ngạc so với học sinh cùng trang lứa. Với khả năng vượt trội của mình, Vi Đông Dịch sớm lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển trạch tài năng Trung Quốc và được gia nhập nhóm học sinh tham gia kì thi Olympic Toán quốc tế. Anh được học bồi dưỡng cùng với những học sinh lớn hơn 2-3 tuổi nhưng vẫn luôn chiến thắng họ trong các kì thi kiểm tra về phương pháp giải ngắn gọn tự sáng tạo, chính xác trong thời gian ngắn.
Tên tuổi của Vi Đông Dịch bắt đầu nổi lên hơn nữa khi anh đạt thành tích 2 lần liên tiếp đoạt huy chương vàng Olympic toán quốc tế (IMO) năm 2008 và 2009. Với lần đầu tiên tham dự, Vi Đông Dịch đã xuất sắc giành số điểm tuyệt đối. Hơn nữa còn gây kinh ngạc cho giám khảo chấm thi khi giải câu hình học phẳng vốn là phần khó nhất trong bài thi bằng phương pháp đại số thông thường. Năm đó, anh là 1 trong 3 thí sinh duy nhất đạt điểm tuyệt đối 42/42.
Với học lực và thành tích vượt trội, năm 2010 Vi Đông Dịch được tuyển thẳng vào Đại học Bắc Kinh, ngôi trường đại học đứng top 16 thế giới và top 1 châu Á theo bảng xếp hạng THE 2021-2022. Năm 2013, danh tiếng của Vi Đông Dịch tiếp tục tăng cao khi đạt tổng cộng 4 giải thưởng gồm 3 giải vàng và 1 giải bạc trong Kỳ thi Toán sinh viên Đại học Yau Chengtong. Năm đó, Vi Đông Dịch trở thành niềm tự hào của Đại học Bắc Kinh khi đánh bại các đại kình địch là Đại học Thanh Hoa, Đại học Khoa học – Công nghệ Trung Quốc và các đại học khác của Hồng Kông, Đài Loan.
Năm 2014 Vi Đông Dịch lấy bằng cử nhân Toán tại Đại học Bắc Kinh và lấy bằng Tiến sĩ năm 2018. Sau đó, anh làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Toán học quốc tế Bắc Kinh từ năm 2017-2019. Sau đó Vi Đông Dịch quyết định ở lại trường đại học Bắc Kinh cống hiến với tư cách là trợ lý giáo sư, đến nay anh hiện là giảng viên chính thức giảng dạy tại ngôi trường này.
Theo YAN.vn
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
* Truyện Ga- vrốt ngoài chiến lũy.
+ Hình ảnh, câu văn mà em thích:
Tham khảo: Câu văn mà em thích nhất trong truyện là "Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần.". Qua câu văn này, ta thấy được sự cao cả của Ga-vrốt. Với sự hi sinh bản thân mình không màng hiểm nguy, cậu như một thiên thần đang cố gắng mang điều tốt đẹp nhất tới cho nghĩa quân, giải quyết vấn đề lớn trước mắt. Không chỉ vậy, ta còn thấy được thái độ trân trọng, ngợi ca mà tác giả dành cho nhân vật này.
- Cảm nghĩ của em về một trong 1 những nội dung trên.
Chuyện kể về cậu bé Ga-vrốt dũng cảm, khi biết nghĩa quân sắp hết đạn, em đã không ngần ngại mà bò ra khỏi chiến lũy, lấy đạn từ bao đạn của kẻ thù, dốc đầy giỏ để đem về. Em không màng nguy hiểm, giống như một thiên thần tới cứu nghĩa quân. Cậu bé đã khiến cho độc giả không chỉ cảm phục mà còn rất xúc động, cảm phục trước sự hi sinh cao cả của mình. Em học được ở cậu bé lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu hết mình vì chính nghĩa. Đây quả thực là một câu chuyện hay, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây