Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết SVIP
Tự đọc sách báo
1. Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
Thần đồng Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), người xã Lũng động, huyện Chí Linh, nay là thôn Lũng động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh hải Dương. Mạc Đĩnh Chi mồ côi cha từ nhỏ, nhà nghèo, hai mẹ con phải đi vào rừng sâu hái củi để kiếm sống hàng ngày. Bà mẹ đã chịu hy sinh tất cả để cố nuôi con, cho con đi học. Trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn cắn răng chịu đựng, chỉ ao ước con mình sẽ có ngày đỗ đạt để giúp ích cho đời, thoát khỏi cảnh nghèo, niềm tin ấy đã giúp mẹ vượt qua mọi gian khổ.
Hiểu được lòng mẹ, Mạc Đĩnh Chi càng ra sức học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi nghèo khổ, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra rằng chỉ có học tập, học thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo khổ và cũng là để thể hiện phẩm chất thanh cao của con người từ sự đỗ đạt mà đi lên. Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học, thì mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học nhiều cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để đọc sách, thì Mạc Đĩnh Chi đốt củi, hết củi thỉ lấy lá rừng đốt lên mà học, thật là vô cùng gian khổ, nhưng chú bé không hề nản chí. Do có nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh trác việt, chẳng bao lâu Mạc Đĩnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông.
Khoa thi Giáp Thìn (1304), thi Hội, Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông được chấm đỗ Trạng Nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua Trần Nhân Tông thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông đã làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Đó là bài phú bằng chữ Hán để gửi gắm chí khí của mình. Bài phú đề cao được phẩm chất ưu tú và phong thái cao quý của một người khác thường, vượt xa người khác về mọi mặt; Song không muốn a dua với người tầm thường để mong cho đời biết đến. Ông dùng hình tượng một bông sen sinh ra trong giếng ngọc ở núi Hoa Sơn do một vị đạo sĩ kỳ dị hái mang xuống cõi trần. Vua Trần Anh Tông xem xong khen là thiên tài mới cho đậu Trạng nguyên, ban cờ hiển vinh quy bái tổ.
Sau khi trở về kinh đô, nhà vua cho vời Trạng vào bệ kiến, hỏi việc chính trị, Trạng nói đâu ra đấy, vua rất hài lòng, ban cho Trạng chức Hàn lâm học sĩ, sau thăng dần đến chức Thượng thư, rồi Đại Liêu ban Tả Bộc Xạ (tương đương chức Tể tướng).
Theo Truyện Cố tích tổng hợp
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Gương sáng lão nông chăm chỉ sản xuất
Mặc dù có ít đất sản xuất, nhưng với đức tính cần cù và quyết tâm tự lực vươn lên, chú Trần Quốc Dân ở ấp Thọ Hòa Đông A, xã Phú Tâm (Châu Thành) đã biết tính toán, lựa chọn mô hình làm ăn phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Chú là một trong những tấm gương nông dân tiêu biểu về sản xuất, kinh doanh giỏi tại địa phương.
Lúc lập gia đình ra ở riêng, chú Dân chỉ có 5 công đất trồng lúa. Với người nông dân, số đất ruộng đó quá ít, chú lại chưa có kinh nghiệm trồng lúa, chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cho nên mỗi vụ chú thu hoạch được rất ít lúa, không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Chú Dân trăn trở suy nghĩ, nếu cứ làm ruộng theo cách thức như trước đây thì lợi nhuận chẳng được là bao, khó khăn thiếu thốn đủ bề. Thế là chú quyết định thay đổi. Chú tìm đến các cánh đồng mẫu, trang trại nông nghiệp trong và ngoài tỉnh tham quan, học tập các mô hình điểm trồng lúa. Ngoài ra, chú tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, chăn nuôi do chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể tổ chức. Qua quá trình học hỏi, chú Trần Quốc Dân đã rút được nhiều bài học bổ ích, từ đó chú áp dụng những gì đã tích lũy vào sản xuất, áp dụng mô hình "3 giảm, 3 tăng", sử dụng giống chất lượng cao… Hiệu quả dần dần thấy rõ, năng suất vụ sau cao hơn vụ trước. Nhờ đó cuộc sống bớt khó khăn. Khi đã có vốn liếng, chú Dân mạnh dạn thuê thêm đất ruộng để mở rộng sản xuất. Với hướng đi đúng đắn, trồng lúa có kỹ thuật, đến nay chú đã có được 90 công đất ruộng.
Chú Trần Quốc Dân chia sẻ: "Ngày xưa khó khăn lắm, làm ruộng lúc được lúc mất, còn bây giờ đất ruộng nhiều, làm lúa trúng cho nên mỗi năm tôi lãi gần 700 triệu đồng, cuộc sống dần khấm khá". Với sự cần cù chịu khó, từ năm 2018 đến nay, chú Trần Quốc Dân luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất giỏi từ cấp xã đến cấp tỉnh. Chú được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào "Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi" giai đoạn 2016 - 2020.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Tâm Huỳnh Thị Đoan Trang cho biết, chú Trần Quốc Dân là người rất siêng năng, chăm chỉ, luôn nỗ lực học hỏi áp dụng khoa học kỹ thuật để vươn lên làm giàu chính đáng. Với những thành quả đạt được hôm nay, chú Dân rất xứng đáng để hội viên nông dân học tập và noi theo.
Theo Báo Sóc Trăng Online
2. Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
* Truyện "Thần đồng Mạc Đĩnh Chi":
* Bài báo "Gương sáng lão nông chăm chỉ sản xuất":
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Tham khảo:
Sau khi đọc bài báo "Gương sáng lão nông chăm chỉ sản xuất", em hiểu được rằng trong bất kì công việc gì cũng đều cần có sự nỗ lực, luôn học tập, nâng cao và tích lũy kiến thức không ngừng, đồng thời áp dụng những thành tựu về khoa học kĩ thuật thì mới có thể đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây