Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Chu kì tế bào SVIP
I. Khái niệm chu kì tế bào
- Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ lần phân bào này cho đến lần kế tiếp, trong đó chất di truyền được nhân đôi và các thành phần của tế bào được tổng hợp sau đó tế bào phân chia thành hai tế bào mới.
- Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
- Thời gian và vận tốc phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của một cơ thể sinh vật là khác nhau.
Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chu kì, diễn ra từ lần phân bào này đến lần phân bào tiếp theo, kết quả là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành hai tế bào con.
II. Các pha của chu kì tế bào
- Các giai đoạn trong chu kì tế bào gồm:
Giai đoạn | Pha | Mô tả | |
Kì trung gian | Pha G1: Chuẩn bị nhân đôi DNA | Các chất cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động sống của tế bào được tổng hợp. Khi tế bào tăng kích thước,
| |
Pha S: Nhân đôi | DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể gồm hai chromatid dính ở tâm động, tế bào tiếp tục tăng trưởng. | ||
Pha G2: Chuẩn bị phân bào | Tế bào tiếp tục tăng trưởng và tổng hợp tất cả các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Nếu tế bào vượt qua điểm kiểm soát G2 thì chuyển sang pha M. | ||
Phân bào | Pha M | Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối | Tế bào ngừng tăng trưởng và toàn bộ năng lượng được tập trung vào phân chia tế bào. Trong pha này có điểm kiểm soát M điều khiển hoàn tất quá trình phân bào. |
Phân chia tế bào chất |
Chu kì tế bào được chia thành hai giai đoạn.
1. Kì trung gian gồm ba pha G1, S, G2. Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. Pha S: nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể dính nhau ở tâm động tạo thành nhiễm sắc thể kép. Pha G2: tổng hợp các chất cho tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.
2. Giai đoạn phân chia tế bào (pha M) gồm hai quá trình: quá trình phân chia nhân trong đó nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được chia tách làm hai phần giống nhau và quá trình phân chia tế bào chất.
III. Kiểm soát chu kì tế bào
- Ba điểm kiểm soát chính là:
- Điểm kiểm soát G1 (điểm kiểm soát khởi đầu hoặc điểm kiểm soát giới hạn): nếu nhận diện các sai hỏng, điểm kiểm soát sẽ sử dụng cơ chế tín hiệu để ngừng chu kì tế bào cho đến khi các sai hỏng được khắc phục, sau đó tế bào tiến vào pha S và bắt đầu quá trình tự nhân đôi DNA. Nếu tế bào không qua được điểm giới hạn sẽ tiến vào trạng thái "nghỉ" ở pha G0.
- Điểm kiểm soát G2 / M: kiểm soát sự sắp xếp các nhiễm sắc thể trên thoi phân bào.
- Điểm kiểm soát chuyển tiếp kì giữa - kì sau (điểm kiểm soát thoi phân bào): tại đây, hệ thống kiểm soát kích hoạt sự phân chia các nhiễm sắc tử chị em trong các nhiễm sắc thể kép.
Chu kì tế bào được kiểm soát để đảm bảo sự chính xác của quá trình phân bào trong các tế bào sinh vật nhân thực. Có ba điểm kiểm soát chính trong chu kì tế bào. Các điểm kiểm soát này sẽ đảm bảo các pha trong chu kì tế bào được hoàn tất chính xác trước khi bước sang pha tiếp theo. Nếu phát hiện ra các sai sót, chu kì tế bào được chặn tại điểm kiểm soát đến khi các sai sót được sửa chữa xong.
IV. Ung thư
1. Nguyên nhân, cơ chế gây ung thư
- Ung thư là bệnh liên quan đến việc tăng sinh tế bào một cách mất kiểm soát và có khả năng xâm lấn sang những mô kề cận hoặc di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể (di căn).
2. Một số thông tin về bệnh ung thư
- Các bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam gồm: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú, ung thư dạ dày, ưng thư đại trực tràng.
- Ung thư do nhiều nguyên nhân gây ra, mục tiêu điều trị ung thư là ngăn ngừa và loại bỏ khối u nên để ngăn ngừa bệnh, mỗi cá nhân cần thực hiện một số việc sau:
Không hút thuốc lá | Luyện tập thể dục | Ăn uống lành mạnh |
1. Khối u là một nhóm tế bào tăng sinh không biệt hoá trong cơ thể do các tế bào phân chia mất kiểm soát.
2. Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến sự tăng sinh bất thường của tế bào với khả năng di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.
3. Do vậy, cần phải theo dõi sức khoẻ định kì để phát hiện sớm bệnh ung thư, nhất là những nhóm người có nguy cơ khả năng bị ung thư cao.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây