Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lý thuyết 2 SVIP
2. Phong trào cách mạng trong những năm 1936 - 1939
* Nguyên nhân:
- Khách quan:
+ Tháng 7 - 1935: Đại hội VII Quốc tế Cộng sản chủ trương thành lập Mặt trận Nhân ở các nước nhằm tập hợp các lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Năm 1936: Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền đã thi hành một số chính sách tiến bộ.
- Chủ quan:
+ Cuối năm 1934 - 1935: các tổ chức Đảng và phong trào quần chúng dần được phục hồi.
+ Tháng 7 - 1935: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
+ Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương được thành lập.
* Diễn biến chính:
- Phong trào Đông Dương đại hội:
+ Nguyên nhân: được tin Quốc hội Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, Đảng chủ trương phát động phong trào.
+ Hình thức đấu tranh: công khai, rộng lớn nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới triệu tập Đông Dương đại hội.
+ Đầu năm 1937: nhân dịp đón Gô-đa - phái viên của Chính phủ Pháp và Brê-vi-ê sang nhậm chức Toàn quyền, nhân dân tiến hành nhiều cuộc mít tinh, biểu tình nhằm đưa "dân nguyện".
+ Một số phong trào tiêu biểu: bãi công của công nhân xe lửa Trường Thi (7 - 1937), cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khi Đấu Xảo (Hà Nội),...
Cuộc mít tinh được tổ chức tại khu Đấu Xảo (Hà Nội) ngày 1 - 5 - 1938
- Phong trào đấu tranh nghị trường:
+ Đây là hình thức đấu tranh mới.
+ Mục đích: mở rộng lực lượng của Mặt trận Dân chủ, vạch trần chính sách phản động của chính quyền thực dân và tay sai, bênh vực nhân dân lao động.
+ Hoạt động: Đảng Cộng sản Đông Dương vận động đưa người ra ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kì (1937), Bắc Kì (1938), Hội đồng Quản hạt Nam Kì (1939).
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
+ Nhiều tờ báo được xuất bản công khai như: Tiền phong, Dân chúng, Lao động,...
+ Một số sách giới thiệu chủ nghĩa Mác Lê-nin và chính sách của Đảng được lưu hành rộng rãi như: Vấn đề dân cày của Qua Ninh (Trường Chinh) và Vân Đình (Võ Nguyên Giáp).
* Kết quả: cuối năm 1938 phong trào đấu tranh công khai bị thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9 - 1939).
* Ý nghĩa:
- Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân củ.
- Có ý nghĩa như cuộc tập dượt cho Cách mạng tháng Tám năm 1945, tích luỹ bài học kinh nghiệm cho Đảng trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây