Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 - 1930 (Phần I) SVIP
1. Bối cảnh lịch sử
- Bối cảnh thế giới
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
+ Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản năm 1919.
+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc.
- Bối cảnh trong nước: chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp ở Đông Dương đã đưa tới những biến đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội Việt Nam.
=> Bối cảnh lịch sử mới đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển với những hình thức và nội dung phong phú.
2. Hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài
- Tại Trung Quốc:
+ 1923: tổ chức Tâm tâm xã thành lập ở Quảng Châu.
+ Chủ trương của tổ chức: "khôi phục quyền làm người của người Việt Nam".
+ Hoạt động tiêu biểu: mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh tại Sa Diện, Quảng Châu năm 1924.
- Tại Pháp:
+ 1919: Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sáng lập Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp.
+ Các thành viên sáng tác nhiều tác phẩm lên án chế độ quân chủ trong nước và thể hiện tinh thần dân tộc.
3. Phong trào của giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở trong nước
a. Phong trào của giai cấp tư sản
- Mục tiêu:
+ Đấu tranh chống sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản Hoa kiều và tư sản Pháp.
+ Yêu cầu chính quyền thuộc địa trao một số quyền tự do, dân chủ, tham gia vào bộ máy chính quyền.
- Hoạt động tiêu biểu:
+ Tẩy chay tư sản Hoa Kiều.
+ Cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam năm 1919 tại Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,...
+ Chống độc quyền cảng Sài Gòn năm 1923.
+ Thành lập Đảng Lập hiến năm 1923.
+ Một số tờ báo: Thực nghiệp dân báo, Diễn đàn bản xứ, Tiếng vang An Nam,...
b. Phong của tầng lớp tiểu tư sản
- Mở các nhà xuất bản tiến bộ như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã,...
- Một số tờ báo: Chuông rạn, An Nam trẻ,...
- Một số tổ chức chính trị sơ khai: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,...
- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu năm 1925.
- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh năm 1926.
- Tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh năm 1926.
=> Tầng lớp tiểu tư sản ngày càng trưởng thành và tích cực tham gia các phong trào yêu nước, góp phần tuyên truyền tư tưởng dân tộc, dân chủ, thức tỉnh và cổ vũ tinh thần yêu nước.
Lễ tang Phan Châu Trinh ở Sài Gòn (1926)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây