Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Gạch chân dưới yếu tố nghị luận có trong đoạn văn sau:
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ".
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu vãn anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".
Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"
Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ".
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu vãn anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".
Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"
Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Câu chuyện trên đặt ra bài học cho mỗi người?
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ".
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu vãn anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: "Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi".
Người kia hỏi: "Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"
Anh ta trả lời: "Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người".
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Hạt giống tâm hồn, tập 4,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Tác dụng của yếu tố nghị luận có trong câu chuyện trên là gì?
BÀ NỘI
(Trích)
Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đạp thình thịch vào cái ngực nhỏ bé của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng tục ngữ, ca dao. Những chị mồm năm miệng mười sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [...]
Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi:
"Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về."
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng,
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996)
Nội dung của đoạn văn trên là gì?
BÀ NỘI
(Trích)
Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu.
Bà như một chiếc bóng; lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đạp thình thịch vào cái ngực nhỏ bé của tôi.
Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng tục ngữ, ca dao. Những chị mồm năm miệng mười sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được. [...]
Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không biết gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi:
"Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về."
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy.
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng,
NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1996)
Những chi tiết có yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau là
Sắp xếp các dòng sau theo thứ tự để hoàn chỉnh dàn ý cho đề văn:
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động.
- Người em kể là ai?
- Nội dung cụ thể của bài học đó?
- Hoàn cảnh mà người đó để lại bài học, việc làm, hành động khiến em ấn tượng là gì?
- Suy nghĩ của em về bài học, việc làm, hành động của người đó để lại.
HÒN ĐÁ XÙ XÌ
Tôi thường tiếc cho hòn đá xù xì trước cửa nhà mình: Nó đen sì sì nằm sấp ở đó như con trâu, chẳng ai biết nó có từ bao giờ, chẳng ai để ý đến nó. Mỗi mùa gặt hái, phơi rơm rạ trước cổng, bà nội lại bảo: "Hòn đá vướng quá, bao giờ mới vần nó đi được".
Vậy là bác tôi làm nhà muốn lấy đá xây tường, nhưng khổ một nỗi nó chẳng ra hình thù gì cả, không bằng phẳng, không góc cạnh, dùng búa đục thì tốn sức quá, chẳng bằng ra bãi sông gần đó thả sức chọn vác về còn tốt hơn chán vạn. Nhà xây xong, làm bậc hè, bác tôi cũng không chọn đến nó. Năm ấy, có bác thợ đá về làng, đục đẽo cho gia đình tôi chiếc cối đá. Bà nội bảo: "Lấy quách hòn đá này, khỏi phải vần từ xa". Bác thợ đá ngắm nghía mãi, rồi lắc đầu, chê chất đá mịn quá không dùng được.
Nó không thể khắc chữ trổ hoa như loại bạch ngọc mịn màng đời Hán, cũng không trơn nhẵn như loại đá xanh to có thể dùng để giặt vò quần áo. Nó nằm lặng lẽ ở đó, bóng râm của hòe bên sân không che được nó, hoa cũng chẳng bao giờ mọc trên mình nó. Cỏ dại mọc, dây leo lan dần phủ lên nó một lớp rêu xanh màu đen lóm đốm. Bọn trẻ chúng tôi cũng ghét hòn đá, đã từng rủ nhau vần đi song không vần nổi. Tuy luôn luôn mắng chê nó, song chẳng biết làm thế nào, đành kệ nó nằm chết gí ở đó.
Có một chút ít an ủi chúng tôi là trên thân hòn đá có một hố trũng vừa phải có thể chứa được nước mưa. Thông thường, mưa được ba hôm thì mặt đất đã khô sạch, chỉ còn nước mưa đọng trên chỗ trũng của hòn đá, đàn gà thường tìm đến uống nước. Cứ đêm rằm hàng tháng, chúng tôi mong trăng tròn mọc, lại leo lên hòn đá nhìn về phía chân trời. Bà nội cứ mắng hoài vì sợ chúng tôi ngã xuống. Quả nhiên có một lần ngã thật, tôi bị toạc đầu gối.
Ai cũng chê nó là hòn đá xù xì, xấu xí đến mức không còn chê vào đâu được. Cuối cùng một hôm, có một nhà thiên văn về làng. Ông đi qua ngõ nhà tôi, chợt phát hiện ra hòn đá này, ánh mắt cứ cuốn hút vào nó. Ông đã ở lại không đi nữa, và sau đó lại có vài người kéo đến, bảo nó là hòn đá rơi từ vũ trụ xuống đã hai ba trăm năm, là một hòn đá rất ghê gớm. Sau đó không lâu, một chiếc ô tô đến đã cẩn thận chở hòn đá đi.
Chuyện này khiến bọn tôi đứa nào cũng hết sức ngạc nhiên. Hòn đá vừa xù xì, xấu xí, vừa tai quái này, thì ra là từ trên trời rơi xuống. Nó đã vá trời, đã từng tỏa nhiệt, tỏa ánh sáng trên trời. Tổ tiên chúng ta có lẽ đã nhìn thấy nó, nó đã đem lại cho tổ tiên ánh sáng, lòng ngưỡng mộ và sự ước ao, song nó đã rơi xuống trong bùn đất, trong cỏ hoang, nằm ở đấy mấy trăm năm ư?
Bà nội bảo:
- Thật chẳng thể nhận ra, hòn đá không bình thường, ngay đến tường cũng không xây nổi, bậc lên xuống cũng chẳng thể lát được! (1)
- Nó xấu xí quá mà! - Nhà thiên văn bảo.
- Đúng, nó xấu xí quá.
- Nhưng đó chính là cái đẹp của nó. Nhà thiên văn nói tiếp - Nó lấy xấu làm đẹp.
- Lấy xấu làm đẹp ư?
- Đúng, xấu đến tận cùng cũng là đẹp đến tận cùng. Chính vì thế nó không phải là hòn đá bướng bỉnh thông thường, đương nhiên không thể xây tường, lát bậc lên xuống, không thể điêu khắc và giặt vò quần áo. Nó không phải là thứ để làm những trò ấy, cho nên thường bị người đời chê bai. (2)
Bà nội đỏ mặt. Tôi cũng đỏ mặt.
Tôi cảm thấy xấu hổ cho mình, đồng thời cảm thấy cái vĩ đại của hòn đá, thậm chí tôi còn oán giận hòn đá tại sao đã im lặng chịu đựng tất cả bao nhiêu năm nay. (3) Song tôi lại lập tức cảm nhận sâu sắc sự vĩ đại của hòn đá đã sống âm thầm và không sợ hiểu lầm. (4)
(Theo Giả Bình Ao, Cây Phật, trong Tản văn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2003)
Câu văn có sử dụng yếu tố nghị luận trong văn sau "Hòn đá xù xì" là
CÂU HỎI QUAN TRỌNG NHẤT
Cuối năm học thứ nhất ở trường Y, chúng tôi đã trải qua một kì thi trắc nghiệm. Là một sinh viên chăm chỉ, nên tôi đã vượt qua hầu hết các câu hỏi trong đề thi một cách khá dễ dàng. Những tưởng tôi sẽ đạt điểm tuyệt đối cho đến khi bắt gặp câu hỏi cuối cùng: "Bạn hãy cho biết tên của một người lao công tại trường này?" (1). Tôi tự hỏi không biết thầy tôi có ý đùa không nữa.
Ngày nào tôi cũng bắt gặp người phụ nữ này. Bà có dáng người hơi cao và tóc đen nháy. Tôi đoán bà ta trạc 50 tuổi. Tuy nhiên, làm sao mà tôi có thể biết được tên bà cơ chứ. Tôi quyết định nộp bài thi với một câu trả lời để trống. (2)
Trước khi hết giờ, có một sinh viên đã hỏi thầy rằng liệu câu hỏi cuối cùng này có có tính vào điểm thi hay không. Thầy tôi đáp: "Hoàn toàn phải tính (3). Trong sự nghiệp của mình, các em còn gặp gỡ rất nhiều người thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. Tất cả họ đều là những người quan trọng. Họ đáng để chúng ta quan tâm và chăm sóc dù rằng tất cả những gì mà các em có thể làm được cho họ chỉ là một câu chào với một nụ cười thật tươi trên môi" (4). Tôi sẽ không bao giờ quên được bài học quý giá này. Rồi thì tôi cũng đã làm quen và biết được tên của người phụ nữ ấy là Đô-rô-thi.
(Theo Lê Nguyễn Bảo Nguyên, trong Phép màu nhiệm của đời,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004)
Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự "Câu hỏi quan trọng nhất" là
BỨC TRANH TUYỆT VỜI
Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".
Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu là cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".
Cuối cùng, họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: "Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình ở đó có cái đẹp". Và họa sĩ tự hỏi mình: "Làm sao tôi có thể vẽ cùng một lúc niềm tin, hòa bình và tình yêu?"
... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó là tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là: "Gia đình".
Thật vậy, gia đình là nơi đầy ắp tiếng cười của trẻ thơ, tiếng hát của người mẹ và sức mạnh của người cha. Nơi đó có hơi ấm của những con tim biết yêu, là ánh sáng của đôi mắt tràn đầy hạnh phúc, là sự ân cần, là lòng chung thủy.
Gia đình là ngôi thánh đường, đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, niềm tin và lí tưởng sống.
- Đó là nơi chúng ta tìm về để được an ủi, nâng đỡ.
- Đó là nơi những món ăn đơn sơ cũng là mĩ vị.
- Đó là nơi tiền bạc không quý bằng tình yêu.
- Đó là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc.
(Chung Sa sưu tầm, trong Phép màu nhiệm của đời)
Câu văn nào không chứa yếu tố nghị luận trong văn bản "Bức tranh tuyệt vời"?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây