Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Gạch chân dưới câu cầu khiến có trong đoạn văn sau:
Ông lão chào con cá và nói:
- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn là bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Gạch chân dưới câu cầu khiến có trong đoạn văn sau:
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
- Đi thôi con.
(Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu in đậm nào dưới đây là câu cầu khiến?
a.
- Anh làm gì đấy?
- Mở cửa (1). Hôm nay trời nóng quá.
b. Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa! (2)
Câu cầu khiến thường có những từ ngữ nào đi kèm?
Đâu không phải là dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?
Đâu không phải là từ cầu khiến?
Câu cầu khiến không có tác dụng nào sau đây?
Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu gì?
Gạch chân dưới câu cầu khiến trong ví dụ sau:
Mợ Du giọng ngọt ngào, van lơn:
- Con chịu khó một chút mà! Chóng ngoan! Đây mợ cho con hai hào đây!
(Nguyên Hồng, Mợ Du)
Gạch chân dưới câu cầu khiến trong ví dụ sau?
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi:
Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần
Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn
Dựng gan góc lên đứng tan sắt lửa.
(Bài ca chúc Tết thanh niên - Phan Bội Châu)
Gạch chân dưới đặc điểm hình thức cho biết câu sau là câu cầu khiến:
Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
Trong các câu sau, câu nào dùng để cầu khiến?
Gạch chân dưới đặc điểm hình thức cho biết câu sau là câu cầu khiến:
Ông giáo hút trước đi.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Gạch chân dưới đặc điểm hình thức cho biết câu sau là câu cầu khiến:
Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Trong ví dụ sau có mấy câu cầu khiến?
"Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!"
Gạch chân dưới câu cầu khiến trong đoạn văn sau:
Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Gạch chân dưới câu cầu khiến trong đoạn văn sau:
Có anh chàng nọ tính tình keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sống uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng, chạy lại nói:
- Cầm lấy tay tôi này! Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát.
(Truyện cười dân gian)
Đâu không phải câu cầu khiến được sử dụng khi em muốn nhắc một bạn cần có ý thức xếp hàng theo đúng thứ tự ở nơi công cộng?
Có trường hợp nào câu cầu khiến có hình thức là câu nghi vấn hay không?
Gạch chân dưới những câu cầu khiến trong đoạn văn sau:
Bác Phô gái, dịu dàng, đặt cành cau lên bàn, ngồi xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông lí:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cất cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem đá bóng vội.
- Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!
- Thì lạy thầy, thế này, làng ta thì đông, thầy cắt ai không được. Tại nhà con ốm yếu, nên xin thầy hãy hoãn cho đến lượt sau.
- Ốm gần chết cũng phải đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta cho chó xem à?
(Tinh thần thể dục, Nguyễn Công Hoan)
Gạch chân dưới câu cầu khiến trong đoạn văn sau:
Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi [...]. Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.
(Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây