Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập SVIP
Để làm bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững điều gì nhất?
Với một bài văn nghị luận giải thích, chỉ có một cách giải thích vấn đề. Đúng hay sai?
Theo em, khi làm bài văn nghị luận giải thích, có cần đặt mình vào địa vị của người cần được giải thích không?
Làm thế nào để sự giải thích của em có sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe?
Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Xác định trình tự các bước triển khai đề văn nghị luận trên:
- Viết bài
- Đọc lại và sửa chữa
- Tìm hiểu đề và tìm ý
- Lập dàn ý
Cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Sắp xếp các dòng sau để hoàn thành dàn ý cho đề văn trên:
- - Nghĩa đen: Đi một ngày đàng là gì? Một sàng khôn là gì?
- - Nghĩa bóng: Đi đây đi đó thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan, từng trải. Câu tục ngữ không chỉ đúc kết 1 kinh nghiệm mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết.
- 2. Thân bài: Triển khai việc giải thích:
- 1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.
- 3. Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.
- - Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn,...
Cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Đoạn văn sau ứng với phần nào của bài văn nghị luận giải thích cho đề văn trên?
Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn."
Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết kinh nghiệm thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây / Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì êm ấm và an toàn thật đấy, nhưng nếu chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!
Cho đề văn: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
Nội dung của đoạn văn ứng với phần nào cho cho bài văn nghị luận về vấn đề trên?
Sau bước viết bài văn hoàn chỉnh, ta cần thực hiện bước gì?
Sắp xếp các dòng sau để hoàn thành dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích:
- Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
- Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
Theo em, thông thường việc giải thích cho vài văn viết theo phương pháp lập luận giải thích nên đi theo trình tự nào?
KHÁI NIỆM VỀ LẠC QUAN
... Lạc quan là một thái độ có tính chất triết lí xã hội và nhân sinh căn cứ trên một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử.
Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải lắm cảnh éo le, phiền muộn và gian truân, hoặc phải đụng lắm điều hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người lạc quan chỉ là những chướng ngại cần bước qua để xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng với tình người.
Lạc quan cũng là tin tưởng vào sức bản thân mình có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mình đặt ra, mặc dù có thể thất bại nhiều phen; là tin tưởng vào sức người có thể nắm được vận mạng của người chớ không phải cúi đầu cam chịu số kiếp bị quyết định sẵn từ đâu; là tin tưởng vào hướng tiến lên của lịch sử nhân loại tới độc lập tự do, hạnh phúc của các dân tộc chớ không phải luẩn quẩn trong cái vòng cứ thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột này thì lại lọt vào chế độ áp bức bóc lột khác mãi mãi không thôi.
Lạc quan không phải là mang mắt kính hồng để trông vào mọi vật, mọi người, thấy cái gì cũng tươi đẹp. Mang mắt kính hồng là chủ quan, là tự dối mình, dối người mà phải ở chỗ thấy rõ, thấy đúng sự thật khách quan, cho dù sự thật đó đen tối như thế nào đi nữa. Trong sự thật đó, nếu quả chỉ có đen tối, không có cách nào cho nỗ lực chủ quan làm sáng tỏ lên được, thì tất nhiên ta cũng phải thừa nhận là như vậy và tìm cách bày keo khác sau khi rút kinh nghiệm. Lạc quan không có nghĩa là nơi nào, lúc nào cũng thấy hay. Nhưng nếu trong chỗ đen tối thật mà thấy được một ánh sáng đằng xa thì chủ nghĩa lạc quan mới phát huy tác dụng to lớn nhất; nó đỡ dậy những té ngã; nó khích lệ những ai nản lòng; nó củng cố lòng tin đang dao động; nó tìm thấy và chỉ ra cái ánh sáng của hi vọng trong bóng đêm của đau khổ.
Trong tư tưởng lạc quan có một lòng tin mãnh liệt. Nhưng lòng tin đó không phải là một sự tin tưởng có tính chất tôn giáo, mà là một sự tin tưởng có tính chất khoa học, nghĩa là căn cứ thực tế, dựa trên suy lí chắc chắn, bằng kinh nghiệm lịch sử.
Người bi quan, một khó khăn thôi thì tinh thần rời rã buông xuôi, tiêu cực, chịu thua ngay cả trước khi chiến đấu. Không thể có anh hùng nghĩa khí ở chỗ bi quan. Trái lại, lạc quan là gốc lớn của tinh thần chiến đấu, chiến đấu với khí phách của người chiến thắng, hay ít ra là với khí phách của người dọn đường cho sự chiến thắng.
(Trần Văn Giàu)
Thao tác lập luận chính của bài văn trên là?
KHÁI NIỆM VỀ LẠC QUAN
... Lạc quan là một thái độ có tính chất triết lí xã hội và nhân sinh căn cứ trên một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử.
Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải lắm cảnh éo le, phiền muộn và gian truân, hoặc phải đụng lắm điều hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người lạc quan chỉ là những chướng ngại cần bước qua để xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng với tình người.
Lạc quan cũng là tin tưởng vào sức bản thân mình có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mình đặt ra, mặc dù có thể thất bại nhiều phen; là tin tưởng vào sức người có thể nắm được vận mạng của người chớ không phải cúi đầu cam chịu số kiếp bị quyết định sẵn từ đâu; là tin tưởng vào hướng tiến lên của lịch sử nhân loại tới độc lập tự do, hạnh phúc của các dân tộc chớ không phải luẩn quẩn trong cái vòng cứ thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột này thì lại lọt vào chế độ áp bức bóc lột khác mãi mãi không thôi.
Lạc quan không phải là mang mắt kính hồng để trông vào mọi vật, mọi người, thấy cái gì cũng tươi đẹp. Mang mắt kính hồng là chủ quan, là tự dối mình, dối người mà phải ở chỗ thấy rõ, thấy đúng sự thật khách quan, cho dù sự thật đó đen tối như thế nào đi nữa. Trong sự thật đó, nếu quả chỉ có đen tối, không có cách nào cho nỗ lực chủ quan làm sáng tỏ lên được, thì tất nhiên ta cũng phải thừa nhận là như vậy và tìm cách bày keo khác sau khi rút kinh nghiệm. Lạc quan không có nghĩa là nơi nào, lúc nào cũng thấy hay. Nhưng nếu trong chỗ đen tối thật mà thấy được một ánh sáng đằng xa thì chủ nghĩa lạc quan mới phát huy tác dụng to lớn nhất; nó đỡ dậy những té ngã; nó khích lệ những ai nản lòng; nó củng cố lòng tin đang dao động; nó tìm thấy và chỉ ra cái ánh sáng của hi vọng trong bóng đêm của đau khổ.
Trong tư tưởng lạc quan có một lòng tin mãnh liệt. Nhưng lòng tin đó không phải là một sự tin tưởng có tính chất tôn giáo, mà là một sự tin tưởng có tính chất khoa học, nghĩa là căn cứ thực tế, dựa trên suy lí chắc chắn, bằng kinh nghiệm lịch sử.
Người bi quan, một khó khăn thôi thì tinh thần rời rã buông xuôi, tiêu cực, chịu thua ngay cả trước khi chiến đấu. Không thể có anh hùng nghĩa khí ở chỗ bi quan. Trái lại, lạc quan là gốc lớn của tinh thần chiến đấu, chiến đấu với khí phách của người chiến thắng, hay ít ra là với khí phách của người dọn đường cho sự chiến thắng.
(Trần Văn Giàu)
Sắp xếp các ý sau theo trình tự của bài văn:
- Lạc quan không phải là có lòng tin mãnh liệt nhưng không phải do sức mạnh tôn giáo mà có tính chất khoa học.
- Lạc quan là tin tưởng vào sức mạnh của bản thân.
- Lạc quan trước hết là yêu đời.
- Người bi quan thì không thể trở thành anh hùng nghĩa khí. Ngược lại lạc quan là cái gốc của tinh thần chiến đấu và chiến thắng.
- Lạc quan không phải là nhìn đời bằng lăng kính hồng mà biết nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, thua keo này bày keo khác.
- Lạc quan là thái độ sống có tính triết lí xã hội và nhân sinh.
KHÁI NIỆM VỀ LẠC QUAN
... Lạc quan là một thái độ có tính chất triết lí xã hội và nhân sinh căn cứ trên một nhận thức nhất định về cuộc sống, về lịch sử. (Đoạn 1)
Lạc quan trước hết là yêu đời, xem đời là đáng sống, cho dù trên đường đời gặp phải lắm cảnh éo le, phiền muộn và gian truân, hoặc phải đụng lắm điều hèn nhát, ti tiện, phản trắc. Những cái tiêu cực ấy đối với người lạc quan chỉ là những chướng ngại cần bước qua để xây dựng một cuộc đời tốt đẹp hơn, xứng đáng với tình người. (Đoạn 2)
Lạc quan cũng là tin tưởng vào sức bản thân mình có thể đạt được những mục tiêu chính đáng mình đặt ra, mặc dù có thể thất bại nhiều phen; là tin tưởng vào sức người có thể nắm được vận mạng của người chớ không phải cúi đầu cam chịu số kiếp bị quyết định sẵn từ đâu; là tin tưởng vào hướng tiến lên của lịch sử nhân loại tới độc lập tự do, hạnh phúc của các dân tộc chớ không phải luẩn quẩn trong cái vòng cứ thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột này thì lại lọt vào chế độ áp bức bóc lột khác mãi mãi không thôi. (Đoạn 3)
Lạc quan không phải là mang mắt kính hồng để trông vào mọi vật, mọi người, thấy cái gì cũng tươi đẹp. Mang mắt kính hồng là chủ quan, là tự dối mình, dối người mà phải ở chỗ thấy rõ, thấy đúng sự thật khách quan, cho dù sự thật đó đen tối như thế nào đi nữa. Trong sự thật đó, nếu quả chỉ có đen tối, không có cách nào cho nỗ lực chủ quan làm sáng tỏ lên được, thì tất nhiên ta cũng phải thừa nhận là như vậy và tìm cách bày keo khác sau khi rút kinh nghiệm. Lạc quan không có nghĩa là nơi nào, lúc nào cũng thấy hay. Nhưng nếu trong chỗ đen tối thật mà thấy được một ánh sáng đằng xa thì chủ nghĩa lạc quan mới phát huy tác dụng to lớn nhất; nó đỡ dậy những té ngã; nó khích lệ những ai nản lòng; nó củng cố lòng tin đang dao động; nó tìm thấy và chỉ ra cái ánh sáng của hi vọng trong bóng đêm của đau khổ. (Đoạn 4)
Trong tư tưởng lạc quan có một lòng tin mãnh liệt. Nhưng lòng tin đó không phải là một sự tin tưởng có tính chất tôn giáo, mà là một sự tin tưởng có tính chất khoa học, nghĩa là căn cứ thực tế, dựa trên suy lí chắc chắn, bằng kinh nghiệm lịch sử. (Đoạn 5)
Người bi quan, một khó khăn thôi thì tinh thần rời rã buông xuôi, tiêu cực, chịu thua ngay cả trước khi chiến đấu. Không thể có anh hùng nghĩa khí ở chỗ bi quan. Trái lại, lạc quan là gốc lớn của tinh thần chiến đấu, chiến đấu với khí phách của người chiến thắng, hay ít ra là với khí phách của người dọn đường cho sự chiến thắng. (Đoạn 6)
(Trần Văn Giàu)
Xác định bố cục của bài văn nghị luận trên bằng cách hoàn thành bảng sau:
- Đoạn 1
- Đoạn 3
- Đoạn 4
- Đoạn 5
- Đoạn 2
- Đoạn 6
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Câu ca dao nói về lòng yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia giữa những người cùng một dân tộc, đất nước.
Nội dung giải thích trên ứng với đề văn nào?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây