Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Luyện tập 2 SVIP
LỄ HỘI GẦU TÀO - NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây, những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai.
Nguồn gốc của Lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó. Lúc đầu nó chỉ đơn thuần là gắn liền với việc “cầu con”, do một gia đình nào đó trong bản đứng lên tổ chức. Dần dần, ngoài ý nghĩa ban đầu, Gầu Tào đã nâng tầm thành lễ hội của bản với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Giêng, tùy từng địa phương chọn ngày cụ thể.
Địa điểm làm lễ Gầu Tào được gọi là Hấu Tào, đây là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và được bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước có một không gian trũng, hẹp. Đồi Hấu Tào phải quay theo hướng Đông để cây nêu khi dựng lên đón được ánh nắng mặt trời. Người Mông quan niệm, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ. Không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn; những ngọn đồi phía sau cao hơn tượng trưng cho sự phát triển: con cái hơn cha mẹ, tài lộc ngày càng nhiều.
Lễ cúng bên cây nêu được diễn ra với lễ vật là gà, rượu và cơm. Việc dựng cây nêu ngoài ý nghĩa tâm linh, cầu khấn còn có ý nghĩa thông báo về việc tổ chức lễ hội cho mọi người. Khi cây nêu được dựng xong, người trong bản hay các vùng khác nhìn thấy sẽ biết rằng: năm nay bản này sẽ mở hội Gầu Tào và dân bản sẽ chuẩn bị áo váy, bố trí thời gian đi dự hội, trai gái ở bản trên bản dưới cũng hẹn ước nhau đầu năm đến bên cây nêu gặp mặt.
Bắt đầu phần hội, phần này được tổ chức với nhiều trò chơi bổ ích, lí thú. Đó là những trò chơi dân gian, như đánh cù, đấu võ, bắn nỏ; bên cạnh đó còn có những trò vui mang tính nghệ thuật như múa khèn, thổi sáo, thi hát đối đáp.
Lễ hạ nêu cũng rất quan trọng, thầy cúng sẽ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc lễ hội. Nếu là hội cầu phúc, gia chủ hội chọn một đôi trai gái, một đôi nam nữ đứng tuổi đông con rước nêu về. Gia chủ gác cây nêu ở đằng sau nhà hoặc chẻ ra làm dát giường mong sớm có con. Nếu mở hội cầu mệnh thì rước cây nêu đến gác ở chỗ vách đá khô ráo cầu mong mạnh khỏe.
Lễ hội thường kéo dài từ 3 - 5 ngày rồi kết thúc, mọi người lại trở về với cuộc sống sống đời thường, nhưng dư âm Gầu Tào vẫn còn vang vọng mãi trong tâm tưởng của những người dự lễ hội. Lời ca, chén rượu như gửi gắm nhiều nỗi niềm lưu luyến và ước vọng riêng tư. Trên khắp các bản, những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới hòa quyện cùng giai điệu rộn ràng, như thay lời hẹn ước mùa xuân sau trở lại.
(Theo Tuấn Trung - Tiến Dũng, dienbientv.vn)
Đọc bài báo trên và trả lời các câu hỏi.
Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức ở đâu?
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người dân tộc nào?
Hoạt động nào không có trong lễ hội Gầu Tào?
Ngoài ý nghĩa tâm linh, cầu khấn, cây nêu còn ý nghĩa nào khác?
Lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức vào tháng mấy?
Bài báo gợi cảm xúc, suy nghĩ gì cho người đọc?
Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
Nối tên mùa tương ứng với đặc điểm của lá bàng trong đoạn văn.
Bấm chọn câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn tả cây sồi dưới đây.
Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
(Theo Lép Tôn-xtôi)
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.
(Mai Văn Tạo)
Nối để thấy được đặc điểm của hoa sầu riêng.
Bấm chọn 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn tả lá bàng dưới đây.
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây