Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 2. Lưu trữ và trao đổi thông tin SVIP
1. Lưu trữ thông tin
Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin.
Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chứa trong vật mang tin.
🔷Ví dụ 1: Em nghe thầy cô giảng bài trên lớp và ghi lại vào vở; phóng viên ghi chép vào sổ tay và bật máy ghi âm khi phỏng vấn → hoạt động lưu trữ thông tin.
🔷Ví dụ 2: Em có thể sẽ quên bài học nếu chỉ nhớ trong đầu mà không viết vào vở → lưu trữ thông tin rất quan trọng.
Một số kết luận từ các tình huống trên:
- Vật mang tin: trang vở, trang sổ tay, băng ghi âm.
- Đưa thông tin vào vật mang tin dưới các dạng khác nhau.
- Ghi nhớ là hoạt động lưu trữ thông tin trực tiếp trong bộ não con người.
- Có ba dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng hình ảnh, dạng âm thanh.
2. Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi.
🔷Ví dụ 3: Xe cứu hoả (đối tượng gửi thông tin) vừa nháy đèn vừa hú còi (gửi thông tin) khi làm nhiệm vụ. Nếu xe cứu hoả không nháy đèn và hú còi, những người khác (người nhận thông tin) sẽ không biết để kịp nhường đường. → trao đổi thông tin rất quan trọng và diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.
3. Các bước trong hoạt động thông tin của con người
Quá trình xử lí thông tin gồm bốn hoạt động cơ bản:
- Thu nhận thông tin vào: Nhờ các giác quan, con người nhận được thông tin của thế giới bên ngoài.
- Lưu trữ thông tin: Sau khi nhận được thông tin, bộ não ghi nhớ lại. Nếu không thì thông tin sẽ bị mất và không thực hiện được thao tác khác.
- Xử lí thông tin: Là quá trình biến đổi thông tin ban đầu hoặc kết hợp với thông tin có sẵn thành thông tin mới.
- Trao đổi thông tin: Thông tin được truyền đến các bộ phận cơ thể chuyển hoá thành hành vi hoặc được chia sẻ.
4. Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin
Thông tin rất quan trọng đối với con người, thiếu thông tin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
🔷Ví dụ 4: Nếu bị che mắt, bịt tai, không ai dám lái xe trên đường, mặc dù tay vẫn có thể đánh lái, chân vẫn có thể nhấn ga, đạp phanh. Người đi đường phải quan sát và lắng nghe, thu nhận thông tin, xử lí thông tin và quyết định hành động kịp thời.
→ Hoạt động thông tin này được thực hiện tự động đến không nghĩ rằng đang thu nhận thông tin, đang xử lí thông tin, đang trao đổi thông tin.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây