Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Tìm hiểu chung
+ Tác giả
+ Tác phẩm
- Tìm hiểu chi tiết
+ Cốt truyện
Về tác giả Coóc-nây và tác phẩm Lơ Xít
* Tác giả Coóc-nây:
- Sinh năm 1606, mất năm 1684, sinh ra trong một gia đình trung lưu. Ông là con thứ hai trong số 8 anh chị em.
- Là nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp. Trong quá khứ, ông từng theo học trường dòng tại Rouen. Năm 1642, ông gia nhập Trạng sư đoàn của tỉnh này, song vì không say mê nên ông chuyển sang ngành Pháp quan. Mãi đến năm 1650, ông mới chuyển sang viết văn dưới sự bảo trợ của Richelieu.
- Bi kịch của ông giáo dục lòng yêu nước, đề cao danh dự của người công dân. Những nhân vật trong kịch của ông đều là con người anh hùng chiến thắng mọi trở ngại, cám dỗ, luôn luôn sáng suốt làm chủ chính mình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ: Hành lang của cung điện, Cô hầu gái, Quảng trường Hoàng gia, Người tình nhân kì cục,...
+ Kịch: Mê-đê, Lơ Xít, Ô-ra-xơ, Xi-na, Pô-li-ớc-tơ.
* Vở kịch Lơ Xít:
- Vở kịch bao gồm 5 phần, được viết vào thế kỉ XVII. Vở kịch được trình diễn lần đầu vào tháng 12 năm 1636.
- Vở kịch được viết dựa trên một tác phẩm kịch Tây Ban Nha của Guilen de Castro. Tác phẩm này lấy một biến cố lịch sử thế kỉ XI chống người Ả Rập xâm lược làm đề tài, và được dựa trên truyền thuyết về Lơ Xít.
Trong những nhận định sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về tác giả Coóc-nây?
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Sáng tác những truyện ngắn mang đậm tính duy cảm. |
|
b) Là nhà viết kịch xuất sắc của nền bi kịch cổ điển Pháp. |
|
c) Là nhà tiểu thuyết xuất sắc của nền văn học khai sáng Anh. |
|
d) Sáng tác những vở kịch mang đậm tính duy lí. |
|
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống.
Chủ nghĩa duy lí là một quan điểm đề cao , cho rằng lí tính là nguồn gốc của tri thức hay ; là một phương pháp hoặc học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không có tính mà có tính trí tuệ và suy diễn logic.
Về tác giả Coóc-nây và tác phẩm Lơ Xít
* Tác giả Coóc-nây:
- Sinh năm 1606, mất năm 1684, sinh ra trong một gia đình trung lưu. Ông là con thứ hai trong số 8 anh chị em.
- Là nhà viết kịch, nhà thơ lớn của Pháp. Trong quá khứ, ông từng theo học trường dòng tại Rouen. Năm 1642, ông gia nhập Trạng sư đoàn của tỉnh này, song vì không say mê nên ông chuyển sang ngành Pháp quan. Mãi đến năm 1650, ông mới chuyển sang viết văn dưới sự bảo trợ của Richelieu.
- Bi kịch của ông giáo dục lòng yêu nước, đề cao danh dự của người công dân. Những nhân vật trong kịch của ông đều là con người anh hùng chiến thắng mọi trở ngại, cám dỗ, luôn luôn sáng suốt làm chủ chính mình.
- Một số tác phẩm tiêu biểu:
+ Thơ: Hành lang của cung điện, Cô hầu gái, Quảng trường Hoàng gia, Người tình nhân kì cục,...
+ Kịch: Mê-đê, Lơ Xít, Ô-ra-xơ, Xi-na, Pô-li-ớc-tơ.
* Vở kịch Lơ Xít:
- Vở kịch bao gồm 5 phần, được viết vào thế kỉ XVII. Vở kịch được trình diễn lần đầu vào tháng 12 năm 1636.
- Vở kịch được viết dựa trên một tác phẩm kịch Tây Ban Nha của Guilen de Castro. Tác phẩm này lấy một biến cố lịch sử thế kỉ XI chống người Ả Rập xâm lược làm đề tài, và được dựa trên truyền thuyết về Lơ Xít.
Chọn những thông tin liên quan đến tác phẩm kịch Lơ Xít.
Lơ Xít
Trích, COÓC-NÂY
HỒI III
LỚP IV
ĐÔNG RÔ-ĐRI-GƠ, SI-MEN, EN-VI-A
Đông Rô-ri-gơ: - Thôi! Kiện mà chi cho mất công nhiều,
Giành lấy vinh dự bắt ta đừng sống nữa!
Si-men: - En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?
Rô-đri-gơ tại nhà này! Rô-đri-gơ trước mắt ta sao!
Đông Rô-đri-gơ: - Đừng tiếc máu ta! Cứ điềm nhiên nếm hạnh phúc ngọt ngào
Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!
Si-men: - Ôi đau đớn!
Đông Rô-đri-gơ: - Hãy nghe ta!
Si-men: - Em chết mất!
Đông Rô-đri-gơ: - Một phút thôi!
Si-men: - Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!
Đông Rô-đri-gơ: - Chỉ xin em cho nói một câu thôi!
Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Si-men: - Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-gơ: - Si-men em!
Si-men: - Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!
Đông Rô-đri-gơ: - Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,
Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.
Si-men: - Nó đẫm máu em!
Đông Rô-đri-gơ: - Hãy đâm ngập nó vào trong máu của ta,
Và như vậy, màu máu em sẽ bị xoá nhoà.
Si-men: - Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết
Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt.
Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!
Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi.
Đông Rô-đri-gơ: - Xin theo ý! Nhưng ta không bỏ điều mong muốn
Bằng tay em kết liễu cuộc đời sầu muộn.
Chớ mong chờ ở lòng âu yếm của ta
Sự hối hận đê hèn về hành động đúng vừa qua!
Cơn nóng nảy vội vàng khôn đường lấy lại
Nhục cha ta, phủ lên đời ta vết nhơ tai hại.
Biết không em? Với khách anh hào
Một cái tát xúc phạm người sâu nặng biết bao!
Nhục cả cho ta, ta đã tìm người gây nhục,
Tìm thấy: ta trả thù danh dự, thù cha cùng một lúc.
Và sẽ còn làm vậy nữa nếu như cần!
Nói thực thả, đâu phải trong thâm tâm
Ta chẳng có lúc vì em mà ngả nghiêng, rời rã,
Thầm oán trách cha ta, và oán trách cả bản thân ta nữa!
Đấy, sức mạnh tình yêu: xúc phạm lớn dường này
Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!
Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục,
Ta suy nghĩ: hay chính tay ta đã quá vội vàng một lúc,
Tự kết tội mình đã hành động quá thô.
Nhan sắc em biết đâu đã thắng cả mối thù
Nếu để chống lại vẻ hương trời sắc nước
Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được!
Rằng: dẫu tình ta trong tim em dào dạt chan hoà,
Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa.
Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó
Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá.
Ta nói mãi, em ơi! Dẫu lòng chua xót khóc than,
Đến nhắm mắt xuôi tay vẫn muốn nhắc em rằng:
Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy
Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.
Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,
Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương,
Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống,
Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.
Ta biết mất cha thù kia em phải bảo đền,
Ta chẳng muốn cướp của em lễ vật hi sinh.
Hãy can đảm cắt ngang chớ ngại,
Trả lại cha, thay máu đào đã chảy,
Tính mạng của người đã tự hào làm đổ máu cha em!
Si-men: - A, Rô-đri-gơ, tuy thù sâu nhưng nói thực nỗi niềm,
Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện,
Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn,
Chẳng buộc tội chàng, chỉ khóc điều bất hạnh xót xa.
Em biết: danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia.
Ở một tâm hồn thanh cao, dạt dào sức sống.
Hành động chàng, không ngoài nghĩa vụ con người cao thượng,
Đã đồng thời nhắc em, làm nghĩa vụ của em.
Tài oan nghiệt kia đã nhắc em bằng chiến thắng của mình
Nó đã trả vẹn thù cha và giữ tròn danh dự.
Em cũng thế: điều cân nhắc, băn khoăn, suy nghĩ
Là giữ gìn danh dự, trả thù cha.
Than ôi! Nghĩ tình chàng mà tuyệt vọng ngẩn ngơ:
Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác.
Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,
Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm
Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em.
Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc!
Vì danh dự, lửa lòng đành dập tắt!
Nghĩa vụ khắt khe cay đắng trăm đường
Buộc lòng mình, giết kẻ mình thương!
Bởi rốt cuộc, dù âu yếm cũng chớ hòng mong ước
Tình cảm yếu hèn ngăn cánh tay trừng phạt.
Lòng thuỷ chung dầu nồng thắm nâng niu,
Cao thượng này phải đáp lòng cao thượng người yêu:
Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng,
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.
(Coóc-nây, Lơ Xít, Hoàng Hữu Đản dịch, in trong Bi kịch cổ điển Pháp,NXB Văn hoá, Hà Nội, 1978, tr. 204 – 209)
Điểm khác biệt giữa tác phẩm Lơ Xít với các tác phẩm kịch khác cùng thời là gì?
Lơ Xít
Trích, COÓC-NÂY
HỒI III
LỚP IV
ĐÔNG RÔ-ĐRI-GƠ, SI-MEN, EN-VI-A
Đông Rô-ri-gơ: - Thôi! Kiện mà chi cho mất công nhiều,
Giành lấy vinh dự bắt ta đừng sống nữa!
Si-men: - En-vi-a! Ta ở đâu đây? Ta thấy gì? Thật, giả?
Rô-đri-gơ tại nhà này! Rô-đri-gơ trước mắt ta sao!
Đông Rô-đri-gơ: - Đừng tiếc máu ta! Cứ điềm nhiên nếm hạnh phúc ngọt ngào
Nhìn ta chết và mối thù em rửa sạch!
Si-men: - Ôi đau đớn!
Đông Rô-đri-gơ: - Hãy nghe ta!
Si-men: - Em chết mất!
Đông Rô-đri-gơ: - Một phút thôi!
Si-men: - Chàng đi đi! Để em từ biệt cõi đời!
Đông Rô-đri-gơ: - Chỉ xin em cho nói một câu thôi!
Rồi sau đó trả lời bằng mũi kiếm!
Si-men: - Ôi! Mũi kiếm! Mà máu cha em còn đậm!
Đông Rô-đri-gơ: - Si-men em!
Si-men: - Cất khỏi mắt em cái vật đáng kinh kia!
Nó oán trách đời ai và tội ác nặng nề!
Đông Rô-đri-gơ: - Ngược lại, nên nhìn nó để khích lệ lòng căm ghét,
Nung nấu hận thù, cho ta được sớm về cõi chết.
Si-men: - Nó đẫm máu em!
Đông Rô-đri-gơ: - Hãy đâm ngập nó vào trong máu của ta,
Và như vậy, màu máu em sẽ bị xoá nhoà.
Si-men: - Ôi tàn nhẫn, chỉ một ngày thôi đã giết
Cha, bằng gươm, con gái, bằng cái nhìn oan nghiệt.
Cất gươm đi, em không chịu nổi nữa rồi!
Muốn em nghe, lại làm em chết mất thôi.
Đông Rô-đri-gơ: - Xin theo ý! Nhưng ta không bỏ điều mong muốn
Bằng tay em kết liễu cuộc đời sầu muộn.
Chớ mong chờ ở lòng âu yếm của ta
Sự hối hận đê hèn về hành động đúng vừa qua!
Cơn nóng nảy vội vàng khôn đường lấy lại
Nhục cha ta, phủ lên đời ta vết nhơ tai hại.
Biết không em? Với khách anh hào
Một cái tát xúc phạm người sâu nặng biết bao!
Nhục cả cho ta, ta đã tìm người gây nhục,
Tìm thấy: ta trả thù danh dự, thù cha cùng một lúc.
Và sẽ còn làm vậy nữa nếu như cần!
Nói thực thả, đâu phải trong thâm tâm
Ta chẳng có lúc vì em mà ngả nghiêng, rời rã,
Thầm oán trách cha ta, và oán trách cả bản thân ta nữa!
Đấy, sức mạnh tình yêu: xúc phạm lớn dường này
Mà ta vẫn phân vân nên rửa hận hay thôi!
Trong cái thế: mất lòng em hoặc chịu điều sỉ nhục,
Ta suy nghĩ: hay chính tay ta đã quá vội vàng một lúc,
Tự kết tội mình đã hành động quá thô.
Nhan sắc em biết đâu đã thắng cả mối thù
Nếu để chống lại vẻ hương trời sắc nước
Ta quên rằng: mất danh dự thì yêu em không thể được!
Rằng: dẫu tình ta trong tim em dào dạt chan hoà,
Cao thượng, em yêu chiều, thì đê mạt, ghét sâu xa.
Nghe tiếng gọi con tim và làm theo lệnh nó
Là không xứng tình em và tiêu tan phẩm giá.
Ta nói mãi, em ơi! Dẫu lòng chua xót khóc than,
Đến nhắm mắt xuôi tay vẫn muốn nhắc em rằng:
Ta đã lỗi cùng em nhưng buộc lòng ta phải làm thế ấy
Để rửa vết nhơ và xứng tình em vậy.
Giờ đây, danh dự, thù cha, vẹn cả đôi đường,
Ta đến vì em đền đáp nỗi đau thương,
Ta đến đây, dâng em máu hồng đổ xuống,
Nghĩa trước trả đầy, tình nay giữ trọn.
Ta biết mất cha thù kia em phải bảo đền,
Ta chẳng muốn cướp của em lễ vật hi sinh.
Hãy can đảm cắt ngang chớ ngại,
Trả lại cha, thay máu đào đã chảy,
Tính mạng của người đã tự hào làm đổ máu cha em!
Si-men: - A, Rô-đri-gơ, tuy thù sâu nhưng nói thực nỗi niềm,
Em không thể trách chàng đã tránh điều đê tiện,
Dù cay đắng trăm ngàn, giày vò, đau đớn,
Chẳng buộc tội chàng, chỉ khóc điều bất hạnh xót xa.
Em biết: danh dự đòi hỏi gì sau điều sỉ nhục lớn kia.
Ở một tâm hồn thanh cao, dạt dào sức sống.
Hành động chàng, không ngoài nghĩa vụ con người cao thượng,
Đã đồng thời nhắc em, làm nghĩa vụ của em.
Tài oan nghiệt kia đã nhắc em bằng chiến thắng của mình
Nó đã trả vẹn thù cha và giữ tròn danh dự.
Em cũng thế: điều cân nhắc, băn khoăn, suy nghĩ
Là giữ gìn danh dự, trả thù cha.
Than ôi! Nghĩ tình chàng mà tuyệt vọng ngẩn ngơ:
Nếu phụ thân em chết vì điều bất hạnh khác.
Em đã thấy nơi chàng niềm an ủi lòng duy nhất,
Và giữa đau thương đôi cảm giác êm đềm
Được ngón tay chàng lau nước mắt cho em.
Chua xót bấy! Mất cha, lại phải mất chàng cùng một lúc!
Vì danh dự, lửa lòng đành dập tắt!
Nghĩa vụ khắt khe cay đắng trăm đường
Buộc lòng mình, giết kẻ mình thương!
Bởi rốt cuộc, dù âu yếm cũng chớ hòng mong ước
Tình cảm yếu hèn ngăn cánh tay trừng phạt.
Lòng thuỷ chung dầu nồng thắm nâng niu,
Cao thượng này phải đáp lòng cao thượng người yêu:
Giết cha em, chàng chứng tỏ cùng em xứng đáng,
Để xứng chàng, em cũng phải đòi chàng thế mạng.
(Coóc-nây, Lơ Xít, Hoàng Hữu Đản dịch, in trong Bi kịch cổ điển Pháp,NXB Văn hoá, Hà Nội, 1978, tr. 204 – 209)
Đoạn trích trong sách giáo khoa diễn tả sự việc nào trong toàn bộ cốt truyện?
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây