Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương SVIP
Bài 17 (trang 14 SGK Toán 9 Tập 1)
Áp dụng quy tắc khai phương một tích, hãy tính:
a) $\sqrt{0,09.64}$ ; b) $\sqrt{2^4.(-7)^2}$ ;
c) $\sqrt{12,1.360}$ ; d) $\sqrt{2^2.3^4}$
Hướng dẫn giải:
a) $\sqrt{0,09.64}=\sqrt{0,09}.\sqrt{64}=0,3.8=2,4$.
b) $\sqrt{2^4.(-7)^2}=\sqrt{2^4}.\sqrt{(-7)^2}=2^2.|-7|=4.7=28$.
c) $\sqrt{12,1.360}=\sqrt{121.36}=\sqrt{11^2.6^2}=\sqrt{11^2}.\sqrt{6^2}=11.6=66$.
d) $\sqrt{2^2.3^4}=\sqrt{2^2}.\sqrt{3^4}=2.3^2=18$.
Bài 18 (trang 14 SGK Toán 9 Tập 1)
Áp dụng quy tắc nhân các căn bậc hai, hãy tính:
a) $\sqrt{7}.\sqrt{63}$ ; b) $\sqrt{2,5}.\sqrt{30}.\sqrt{48}$ ;
c) $\sqrt{0,4}\sqrt{6,4}$ ; d) $\sqrt{2,7}.\sqrt{5}.\sqrt{1,5}$.
Hướng dẫn giải:
a) $\sqrt{7}.\sqrt{63}=\sqrt{7.63}=\sqrt{7.7.3^2}=\sqrt{(7.3)^2}=7.3=21$.
b) $\sqrt{2,5}.\sqrt{30}.\sqrt{48}=\sqrt{2,5.30.48}=\sqrt{25.3.48}$
$\sqrt{5^2.3.3.4^2}=\sqrt{(5.3.4)^2}=5.3.4=60$.
c) $\sqrt{0,4}.\sqrt{6,4}=\sqrt{0,4.6,4}=\sqrt{0,04.64}$
$=\sqrt{0,2^2.8^2}=\sqrt{(0,2.8)^2}=0,2.8=1,6$.
d) $\sqrt{2,7}.\sqrt{5}.\sqrt{1,5}=\sqrt{2,7.5.1,5}$
$=\sqrt{3^2.0,3.5.5.0,3}=\sqrt{(3.0,3.5)^2}=4,5$.
Bài 19 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) $\sqrt{0,36.a^2}$ với $a<0$ ; b) $\sqrt{a^4.(3-a)^2}$ với $a \ge 3$ ;
c) $\sqrt{27.48.(1-a)^2}$ với $a>1$ ; d) $\dfrac{1}{a-b}.\sqrt{a^4.(a-b)^2}$ với $a>b$.
Hướng dẫn giải:
a) $\sqrt{0,36a^2}=\sqrt{0,36}.\sqrt{a^2}=0,6.|a|=-0,6a$ (do $a<0$ nên $|a|=-a$).
b) $\sqrt{a^4.(3-a)^2}=\sqrt{a^4}.\sqrt{(3-a)^2}=a^2.|3-a|=a^2(a-3)$
(do $a>3$ nên $a-3>0$ $\Rightarrow$ $|3-a|=a-3$).
c) $\sqrt{27.48.(1-a)^2}=\sqrt{3^3.3.4^2.(1-a)^2}=\sqrt{3^4.4^2.(1-a)^2}$
$=\sqrt{3^4}.\sqrt{4^2}.\sqrt{(1-a)^2}=3^2.4.|1-a|$
$=36(a-1)$ (do $a>1$ $\Rightarrow$ $a-1>0$ nên $|1-a|=a-1$).
d) $\dfrac{1}{a-b}.\sqrt{a^4.(a-b)^2}=\dfrac{1}{a-b}.\sqrt{a^4}.\sqrt{(a-b)^2}$
$=\dfrac{1}{a-b}.a^2.|a-b|$
$=\dfrac{1}{a-b}.a^2.(a-b)=a^2$ (do $a>b$ $\Rightarrow$ $a-b>0$ nên $|a-b|=a-b$).
Bài 20 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn các biểu thức sau:
a) $\sqrt{\dfrac{2a}{3}}.\sqrt{\dfrac{3a}{8}}$ với $a\ge 0$ ; b) $\sqrt{13a}.\sqrt{\dfrac{52}{a}}$ với $a>0$ ;
c) $\sqrt{5a}.\sqrt{45a}-3a$ với $a\ge 0$ ; d) $(3-a)^2-\sqrt{0,2}.\sqrt{180a^2}$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
$\sqrt{\dfrac{2a}{3}}.\sqrt{\dfrac{3a}{8}}=\sqrt{\dfrac{2a}{3}.\dfrac{3a}{8}}$
$=\sqrt{\dfrac{2a.3a}{3.8}}=\sqrt{\dfrac{a^2}{4}}$
$=\sqrt{\dfrac{a^2}{2^2}}=\left|\dfrac{a}{2}\right|=\dfrac{a}{2}$ (do $a\ge 0$ $\Rightarrow$ $\dfrac{a}{2}\ge 0$ nên $\left|\dfrac{a}{2}\right|=\dfrac{a}{2}$).
b) Ta có:
$\sqrt{13a}.\sqrt{\dfrac{52}{a}}=\sqrt{13a.\dfrac{52}{a}}$ (do $a>0$)
$=\sqrt{13.52}=\sqrt{13.13.2^2}=\sqrt{(13.2)^2}$
$=13.2=26$.
c) Ta có:
$\sqrt{5a}.\sqrt{45a}-3a=\sqrt{5a.45a}-3a$ (do $a \ge 0$)
$=\sqrt{5.a.5.3^2.a}-3a=\sqrt{(5.3.a)^2}-3a$
$=|5.3.a|-3a=15a-3a=12a$ (do $a \ge 0$ $\Rightarrow$ $15a \ge 0$ nên $|15a|=15a$).
d) Ta có:
$(3-a)^2-\sqrt{0,2}.\sqrt{180a^2}=(3-a)^2-\sqrt{0,2.180a^2}$
$=(3-a)^2-\sqrt{2.18.a^2}=(3-a)^2-\sqrt{(6a)^2}$
$=(3-a)^2-|6a|=(3-a)^2-6|a|$
TH1: Nếu $a \ge 0$ thì $|a|=a$.
Khi đó, $(3-a)^2-6|a|=(3-a)^2-6a=9-6a+a^2-6a=a^2-12a+9$.
TH2: Nếu $a<0$ thì $|a|=-a$.
Khi đó, $(3-a)^2-6|a|=(3-a)^2-6.(-a)=9-6a+a^2+6a=a^2+9$.
Bài 21 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Khai phương tích 12.30.40 được:
(A) 1200 ; (B) 120 ; (C) 12 ; (D) 240.
Hãy chọn kết quả đúng.
Hướng dẫn giải:
Cách1:
$\sqrt{12.30.40}=\sqrt{3.2^2.2.3.5.2^3.5}=\sqrt{2^6.3^2.5^2}$
$=\sqrt{(2^3.3.5)^2}=2^3.3.5=120$.
Chọn đáp án B.
Cách 2:
$\sqrt{12.30.40}=\sqrt{12.3.10.40}=\sqrt{36.400}=\sqrt{(6.20)^2}$
$=6.20=120$.
Bài 22 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính:
a) $\sqrt{13^2-12^2}$ ; b) $\sqrt{17^2−8^2}$ ;
c) $\sqrt{117^2−108^2}$ ; d) $\sqrt{313^2−312^2}$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
$\sqrt{13^2−12^2}=\sqrt{(13+12)(13−12)}$
$=\sqrt{25.1}=\sqrt{25}$
$=\sqrt{5^2}=|5|=5$.
b) Ta có:
$\sqrt{17^2−8^2}=\sqrt{(17+8)(17−8)}$
$=\sqrt{25.9}=\sqrt{25}.\sqrt{9}$
$=\sqrt{5^2}.\sqrt{3^2}=|5|.|3|=15$.
c) Ta có:
$\sqrt{117^2−108^2}=\sqrt{(117−108)(117+108)}$
$=\sqrt{9.225}
$=\sqrt{3^2}.\sqrt{15^2}=|3|.|15|$
$=3.15=45$.
d) Ta có:
$\sqrt{313^2−312^2}=\sqrt{(313−312)(313+312)}$
$=\sqrt{1.625}=\sqrt{625}$
$=\sqrt{25^2}=|25|=25$.
Bài 23 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Chứng minh
a) $(2−\sqrt{3})(2+\sqrt{3})=1$ ;
b) $(\sqrt{2006}−\sqrt{2005})$ và $(\sqrt{2006}+\sqrt{2005})$ là hai số nghịch đảo của nhau.
Hướng dẫn giải:
Hướng dẫn giải:
Sử dụng các công thức sau:
+) $a^2−b^2=(a−b)(a+b)$.
+) $(\sqrt{a})^2=a$, với $a≥0$.
Chú ý: Muốn chứng minh hai số là nghịch đảo của nhau, ta chứng minh tích của hai số bằng $1$.
a) Ta có:
$(2−\sqrt{3})(2+\sqrt{3})=2^2−(\sqrt{3})^2=4−3=1$. (đpcm)
b)
Ta tìm tích của hai số $(\sqrt{2006}−\sqrt{2005})$ và $(\sqrt{2006}+\sqrt{2005})$.
Ta có:
$(\sqrt{2006}+\sqrt{2005}).(\sqrt{2006}−\sqrt{2005})$
$= (\sqrt{2006})^2−(\sqrt{2005})^2$
$=2006−2005=1$.
Do đó $(\sqrt{2006}+\sqrt{2005}).(\sqrt{2006}−\sqrt{2005})=1$
hay $\sqrt{2006}−\sqrt{2005}=\dfrac{1}{\sqrt{2006}+\sqrt{2005}}$
Vậy hai số trên là nghịch đảo của nhau.
Bài 24 (trang 15 SGK Toán 9 Tập 1)
Rút gọn và tìm giá trị (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) của các căn thức sau:
a) $\sqrt{4(1+6x+9x^2)^2}$ tại $x=−\sqrt{2}$ ;
b) $\sqrt{9a^2(b^2+4−4b)}$ tại $a=−2;b=−\sqrt{3}$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
$\sqrt{4(1+6x+9x^2)^2}=\sqrt{4}.\sqrt{(1+6x+9x^2)^2}$
$=\sqrt{4}.\sqrt{(1+2.3x+3^2.x^2)^2}$
$=\sqrt{2^2}.\sqrt{[1^2+2.3x+(3x)^2]^2}$
$=2.\sqrt{[(1+3x)^2]^2}$
$=2.|(1+3x)^2|$
$=2(1+3x)^2$.
(Vì $(1+3x)^2\ge 0$ với mọi $x$ nên $|(1+3x)^2|=(1+3x)^2$)
Thay $x=−\sqrt{2}$ vào biểu thức rút gọn trên, ta được:
$2[1+3.(−\sqrt{2})]^2=2(1−3\sqrt{2})^2$.
Bấm máy tính, ta được: $2(1−3\sqrt{2})^2$ $\approx$ $21,029$.
b) Ta có:
$\sqrt{9a^2(b^2+4−4b)}=\sqrt{3^2.a^2.(b^2−4b+4)}$
$=\sqrt{(3a)^2.(b^2−2.b.2+2^2)}$
$=\sqrt{(3a)^2.(b-2)^2}$
$=\sqrt{(3a)^2}.\sqrt{(b−2)^2}$
$=|3a|.|b−2|$
Thay $a=−2$ và $b=−\sqrt{3}$ vào biểu thức rút gọn trên, ta được:
$|3.(−2)|.|−\sqrt{3}−2|=|−6|.|−\sqrt{3}-2|$
$=6.(\sqrt{3}+2)=6\sqrt{3}+12$.
Bấm máy tính, ta được: $6\sqrt{3}+12$ $\approx$ $22,392$.
Bài 25 (trang 16 SGK Toán 9 Tập 1)
Tìm $x$, biết:
a) $\sqrt{16x}=8$ ; b) $\sqrt{4x}=\sqrt{5}$ ;
c) $\sqrt{9(x−1)}=21$ ; d) $\sqrt{4(1−x)^2}−6=0$.
Hướng dẫn giải:
a) Điều kiện: $x\ge0$.
$\sqrt{16x}=8$
$\Rightarrow$ $(\sqrt{16x})^2=8^2$
$\Rightarrow$ $16x=64$
$\Rightarrow$ $x=64:16$
$\Rightarrow$ $x=4$ (thỏa mãn điều kiện).
Vậy $x=4$.
b) Điều kiện: $4x\ge0$ $\Leftrightarrow$ $x\ge0$.
$\sqrt{4x}=\sqrt{5}$
$\Rightarrow$ $(\sqrt{4x})^2=(\sqrt{5})^2$
$\Rightarrow$ $4x=5$
$\Rightarrow$ $x=\dfrac{5}{4}$ (thỏa mãn điều kiện).
Vậy $x=\dfrac{5}{4}$.
c) Điều kiện: $9(x−1)\ge 0$ $\Leftrightarrow$ $x−1\ge0$ $\Leftrightarrow$ $x\ge1$.
$\sqrt{9(x−1)}=21$
$\Rightarrow$ $\sqrt{9}.\sqrt{x−1}=21$ (do $x-1\ge 0$)
$\Rightarrow$ $3\sqrt{x−1}=21$
$\Rightarrow$ $\sqrt{x-1}=7$
$\Rightarrow$ $x-1=49$
$\Rightarrow$ $x=50$ (thỏa mãn điều kiện).
Vậy $x=50$.
d) Điều kiện: $x$\(\in\) $\mathbb{R}$ (vì $4.(1−x)^2 \ge0$ với mọi $x$
$\sqrt{4(1−x)^2}−6=0$
$\Rightarrow$ $2\sqrt{(1−x)^2}=6$
$\Rightarrow$ $|1−x|=3$
$\Leftrightarrow$ \(\left[{}\begin{matrix}1-x=3\\1-x=-3\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-2\\x=4\end{matrix}\right.\)
Vậy $x=-2$ hoặc $x=4$.
Bài 26 (trang 16 SGK Toán 9 Tập 1)
a) So sánh $\sqrt{25+9}$ và $\sqrt{25}+\sqrt{9}$ ;
b) Với $a>0$ và $b>0$, chứng minh $\sqrt{a+b}<\sqrt{a}+\sqrt{b}$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
+) $\sqrt{25+9}=\sqrt{34}$.
+) $\sqrt{25}+\sqrt{9}=\sqrt{5^2}+\sqrt{3^2}$
$=5+3=8=\sqrt{8^2}=\sqrt{64}$.
Vì $34<64$ nên $\sqrt{34}<\sqrt{64}$
Vậy $\sqrt{25+9}<\sqrt{25}+\sqrt{9}$.
b) Với $a>0,b>0$ ta có:
+) $(\sqrt{a+b})^2=a+b$.
+) $(\sqrt{a}+\sqrt{b})^2=(\sqrt{a})^2+2\sqrt{a}.\sqrt{b}+(\sqrt{b})^2$
$=a+2\sqrt{ab}+b$
$=(a+b)+2\sqrt{ab}$.
Vì $a>0, b>0$ nên $\sqrt{ab}>0$ $\Leftrightarrow$ $2\sqrt{ab}>0$
Do đó: $(a+b)+2\sqrt{ab}>a+b$
Hay $(\sqrt{a}+\sqrt{b})^2>(\sqrt{a+b})^2$
Hay $\sqrt{a}+\sqrt{b}>\sqrt{a+b}$ (đpcm)
Bài 27 (trang 16 SGK Toán 9 Tập 1)
So sánh
a) $4$ và $2\sqrt{3}$ ; b) $-\sqrt{5}$ và $-2$.
Hướng dẫn giải:
a) Ta có:
$2 = \sqrt{4} > \sqrt{3}$ nên $2.2 > 2\sqrt{3}$
Vậy $\sqrt{4} > 2\sqrt{3}$.
b) Ta có:
$\sqrt{5} > \sqrt{4} = 2$ nên $\sqrt{5} > 2$ $\Rightarrow$ $-\sqrt{5}<-2$
Vậy $-\sqrt{5} < -2$.