Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Tụ điện SVIP
1. Cấu tạo, tác dụng của tụ điện
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Tác dụng: Tụ điện dùng để chứa điện tích. Tụ điện được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện. Nó có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện.
Tụ điện phẳng: gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi. Hai bản kim loại này được gọi là hai bản của tụ điện.
Trong mạch điện, tụ được kí hiệu:
2. Điện dung của tụ điện
Điện tích Q mà một tụ điện nhất định tích được tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt giữa hai bản của nó.
\(Q=CU\) hay \(C=\dfrac{Q}{U}\)
C là điện dung của tụ, đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ.
Đơn vị: Fara (F)
\(1\mu F=10^{-6}F\)
\(1nF=10^{-9}F\)
\(1pF=10^{-12}F\)
3. Các loại tụ điện
Trên vỏ của mỗi tụ điện thường có ghi cặp số liệu, ví dụ 10 μF – 250 V, trong đó:
- 10 μF là điện dung của tụ
- 250 V là giới hạn hiệu điện thế có thể đặt vào hai cực của tụ. Vượt qua giới hạn đó tụ điện có thể bị hỏng.
Người ta còn chế tạo tụ xoay là loại tụ điện có điện dung thay đổi được.
4. Năng lượng của tụ
Khi một tụ điện đặt vào hiệu điện thế U thì nó mang một năng lượng, gọi là năng lượng điện trường.
\(W=\dfrac{1}{2}CU^2\)
Với \(U=\dfrac{Q}{C}\) ta suy ra công thức tương đương:
\(W=\dfrac{1}{2}\dfrac{Q^2}{C}=\dfrac{QU}{2}.\)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây