Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Ôn tập chương VI SVIP
CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. Khúc xạ ánh sáng
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi:
\(\dfrac{sini}{sinr}=\) hằng số
3. Chiết suất của môi trường
a. Chiết suất tỉ đối
Tỉ số không đổi \(\dfrac{\sin i}{\sin r}\) trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới):
\(\dfrac{\sin i}{\sin r}={{n}_{21}}\)
b. Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
Mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối:
\({{n}_{21}}=\dfrac{{{n}_{2}}}{{{n}_{1}}}\)
Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng:
\({{n}_{1}}\sin i={{n}_{2}}\sin r\).
II. Phản xạ toàn phần
1. Định nghĩa
Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ ánh sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
2. Điều kiện để có phản xạ toàn phần:
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới một môi trường chiết quang kém hơn:
\(n_2< n_1\)
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:
\(i\ge i_{gh}\)
với \(\sin i_{gh}=\frac{n_2}{n_1}\)
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây