Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Tìm hiểu nhân vật.
- Tìm hiểu ngôn ngữ.
- Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật.
Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. Hầu đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông.
Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mũi thuyền, phất phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hiệu cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử. Hết thuyền của các đại vương là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương… Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa.
Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bàn việc nước với quan gia. Hoài Văn chẳng biết các vị đang nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh!
Thuyền rồng im lặng. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ngoài mui, dâng trầu cau, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu.
Chàng muốn thét to: “Xin quan gia cho đánh”, nhưng lại e phạm thượng!
Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. Rồi lại đến cái ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son, gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: “Xin đánh”, trăm miệng một lời, rung chuyển cả toà điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc tôn thất há lại không nghĩ được như họ hay sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời?
Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại:
– Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
– Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
– Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
Khi đứng ở bến Bình Than, Trần Quốc Toản đã có những hành động gì? (Chọn 5 đáp án)
Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại:
– Không buông ra, ta chém!
Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. Nay thấy Hoài Văn làm quá, viên tướng nói:
– Quân pháp vô thân, Hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Nhược bằng khinh thường phép nước, anh em tất phải chiếu theo thượng lệnh.
Hoài Văn đỏ mặt bừng bừng, quát lớn:
– Ta xuống xin bệ kiến quan gia, không kẻ nào được giữ ta lại. Lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi gươm này!
Viên tướng tái mặt, hô quân sĩ vây kín lấy Hoài Văn. Quốc Toản vung gươm múa tít, không ai dám tới gần. Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông.
Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến, Trần Quốc Toản đã có những hành động nào? (Chọn 4 đáp án)
Hoài Văn cúi đầu thưa:
– Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được? Vua lo thì kẻ thần tử cũng phải lo. Cha cháu mất sớm, cháu được chú nuôi nấng. Chú thường dạy cháu những điều trung nghĩa, cháu vẫn ghi trong tấc dạ. Cháu liều chết đến đây, chỉ muốn góp một vài lời. Thưa chú, chẳng hay quan gia cùng các vương hầu bàn định thế nào? Cho nó mượn đường hay đánh lại?
– Việc đó còn đang bàn. Có người chủ chiến. Có người chủ hoà.
Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên:
– Ai chủ hoà? Ai chủ hoà? Cho nó mượn đường ư? Không biết đấy là kế giả đồ diệt Quắc của nó đấy sao? Dâng giang sơn gấm vóc này cho giặc hay sao mà lại bàn thế?
Lời nói của Trần Quốc Toản nói với Chiêu Thành Vương đã thể hiện điều gì?
Hành động bóp nát của Trần Quốc Toản có ý nghĩa gì? (Chọn 2 đáp án)
Xếp các từ ngữ sau vào hai nhóm.
- “tôn thất”
- “bệ kiến”
- “phạm thượng”
- “tước hầu”
- “quân pháp vô thần”
- “đại vương”
- “quốc thể”
- “quan gia”
- “tước vương”
Từ ngữ chỉ người
Từ ngữ chỉ sự vật, sự việc
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng các em đến với khóa học Ngữ
- Văn lớp 8 bộ sách kết nối tri thức Với
- cuộc sống trên trang web olm.vn các em
- thân mến cô trò chúng ta tiếp tục tìm
- hiểu văn bản Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng của
- tác giả Nguyễn Huy Tưởng nơi tiếp bài
- học chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phần
- 3 nhỏ nhân vật trong văn bản này nhân
- vật trung tâm chính là nhân vật Trần
- Quốc Toản chính bởi vậy chúng ta sẽ tập
- trung Tìm hiểu nhân vật này qua các trạm
- thứ nhất trước khi yết kiến vua thứ hai
- Khi yết kiến vua và thứ ba là sau khi
- yết kiến vua không để các em chờ đợi lâu
- hơn nữa ngay bây giờ hãy cùng cô bắt tay
- Tìm hiểu nhân vật trước khi yết kiến vua
- đầu tiên khi đứng ở bến Bình Than đọc
- văn bản và cho cô biết khi đứng ở bến
- đình than nhân vật Trần Quốc Toản đã có
- những hành động gì
- nhân vật này đã đứng thẫn thờ mắt dương
- to đến rách răng ngựa Tìm vua nên ăn
- uống muốn xu mấy người lính muốn thét to
- đi đôi với những hành động này là những
- suy nghĩ như sẽ quỳ trước mặt Xin quan
- gia cho đánh chỉ có việc đánh việc gì
- phải bàn lại đến quan gia còn hỏi kế sao
- ta là người gần gũi oan gia chẳng hỏi
- một lời tiếp theo khi bị quân thành rực
- ngăn Xuống bến
- chàng đã có những lời nói đe dọa cương
- quyết không buông ra ta chém ta xuống
- xin bể kiến quân ra không kẻ nào được
- giữ ta lại lôi thôi thì hãy nhìn lưỡi
- Gươm này vậy khi bị quân thành sức ngăn
- Xuống bến chàng đã có những hành động
- nào
- rất tốt Trần Quốc Toản đã tuốt Gươm mặt
- đỏ bừng vung Hương múa Tít và giằng co
- với đám quân lính khỏe mạnh như vậy Tìm
- hiểu nhân vật trước khi yết kiến vua
- chúng ta thấy rằng Trần Quốc Toản đã bộc
- lộ rõ sự bức xúc nóng nảy thiếu kiềm chế
- điều này có thể dẫn đến nguy hiểm cho
- chàng ta sẽ tìm hiểu tàu đến trạm thứ
- hai đó là khi nhân vật yết kiến vua cụ
- thể Trước tiên là khi nói chuyện với
- Chiêu Thành Vương Chiêu Thành Vương là
- chú của Trần Quốc Toản khi nói chuyện
- với Chiêu Thành Vương Chàng đã có những
- hành động như cúi đầu thưa đứng phắt dậy
- mắt Long lên có những lời nói đây gấp
- gáp cương quyết thể hiện rõ lập trường
- của mình cho biết là mang tội lớn nhưng
- cháu sợ nghĩ rằng khi Quốc biến thì đến
- đứa trẻ cũng phải lo huống hồ cháu đã
- lớn cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước
- nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu
- mà ngồi yên được khi nghe tin có người
- chủ hoa Quốc Toản đứng phắt dậy ai chủ
- hoa ai chủ hoa cho nó mượn đường ư Không
- biết đấy là kẻ giã đồ diệt Quốc của nó
- đấy Sao Dâng giang sơn gấm vóc này cho
- giặc hay sao mà lại bàn thế những hành
- động và lời nói như trên đã thể hiện
- Trần Quốc Toản là một người như thế nào
- rất chính xác qua những tìm hiểu vừa rồi
- chúng ta thấy Trần Quốc Toản Tuy tức
- giận bức xúc nhưng chàng vẫn giữ được
- khuôn phép của mình đối với bậc cha chú
- vậy Còn khi nói chuyện với vua Thiệu bảo
- lời nói hành động và suy nghĩ của chàng
- đã được thể hiện ra sao chúng ta thấy
- trăng đã có những hành động như chạy
- sông xổ xuống Bến Quỳ Xuống tô vua tự
- đặt thanh gươm lên gáy và xin chịu tội
- tiếng nói như thét của chàng vang lên
- xin quan gia cho đánh cho giặc mượn
- đường là mất nước chúng ta thấy trong
- cuộc thoại giữa Trần Quốc Toản và vua
- Thiệu Bảo Trần Quốc Toản đã nói với vua
- những điều nung nấu trong lòng vua đã
- phán xử độ lượng hành động nóng này của
- Trần Quốc Toản đánh giá cao ý thức vì vô
- vì nước của một bể tôi non trẻ cuộc
- thoại đã cho thấy một Trần Quốc Toản
- mạnh mẽ ngay thẳng dám làm dám chịu đặt
- vận mệnh đất nước cao hơn cả tính mạng
- bản thân Đây là một điều rất đáng ghi
- nhận Tuy nhiên nguyện vọng của chàng lại
- không được đáp ứng Trần Quốc Toản đường
- lủi thủi ra về chúng ta thấy sau khi yết
- kiến vua Trần Quốc Toản đã có những suy
- nghĩ như ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm
- quân đánh giặc Xem cái thằng đứng ngoài
- rìa này có phải là một kẻ toi cơm không
- có những lời nói như rồi xem ai giết
- được giặc ai báo được ơn vua xem ai hơn
- ai kém không chỉ vậy ta còn thấy những
- hành động của chàng như lủi thủi bước
- lên bờ quắc mắt nắm chặt bàn tay lại tay
- rung lên vì giận dữ hai hàm răng nghiến
- chặt hầm hầm trở ra hai bàn tay Càng nắm
- chặt lại như để nghiền nát một cái gì
- trong những hành động này các em sẽ tập
- trung vào một hành động rất nổi bật đó
- chính là hành động bóp nát quả cam ở
- cuối đoạn trích này hãy suy nghĩ và cho
- cô biết ý nghĩa của hành động này
- hành động bóp nát quả cam là một chi
- tiết rất sáng ở trong văn bản chi tiết
- này đã thể hiện được tính cách vô cùng
- quyết liệt kiên định và mạnh mẽ qua đó
- ta thấy được tinh thần yêu nước cháy
- bỏng cùng với Khát Vọng bảo vệ đất nước
- nồng cháy của người anh hùng nhỏ tuổi
- Trần Quốc Toản Để hiểu hơn về nhân vật
- chúng mình sẽ cùng đi tới tiểu kết như
- sau Trần Quốc Toản là một người anh hùng
- giàu lòng yêu nước quả cảm kiên định Sục
- Sôi khát khao góp sức kháng chiến cứu
- nước Trần Quốc Toản chính là hình tượng
- tiêu biểu cho thế hệ anh hùng nhỏ tuổi
- của dân tộc ta Hồ Chí Minh đã từng ngợi
- ca thật lạ một đấng anh hùng trẻ con Nam
- Việt nên cùng noi theo như vậy Qua phần
- 3 nhỏ nhân vật cô chờ chúng mình đã tìm
- hiểu chi tiết về nhân vật Trần Quốc Toản
- qua nhiều khía cạnh khác nhau để có thể
- rút ra được những nét đẹp về phẩm chất
- về tính cách của nhân vật này chúng ta
- sẽ tìm hiểu một yếu tố tiếp theo thuộc
- về đặc trưng thể loại của truyện lịch sử
- đó chính là ngôn ngữ các em ạ ngôn ngữ
- của văn bản này là ngôn ngữ đậm màu sắc
- lịch sử nói màu sắc thời đại của một câu
- chuyện In Dấu ở cả ngôn ngữ người kể
- chuyện và ngôn ngữ nhân vật truyện lịch
- sử và cụ thể là lá cờ thêu sọc Chữ Vàng
- của tác giả Nguyễn Huy Tưởng lại Bằng
- chứng rõ nét nhất về điều này dù là ngôn
- ngữ của người kể chuyện hay là ngôn ngữ
- của các nhân vật thì chúng ta cũng thấy
- hiện lên ở đó là những từ ngữ chỉ người
- và những từ ngữ chỉ sự vật sự việc đậm
- màu sắc lịch sử Sau khi đọc văn bản Các
- em hãy giúp cô tìm những từ ngữ đó
- chúng ta có những từ chỉ người như là
- quan gia đại vương tước hầu Tước Vương
- Tôn Thất những từ ngữ chỉ sự vật sự việc
- như là Phạm thượng bệ kiến quân Pháp Vô
- thần quốc thể vân vân ngôn ngữ người kể
- chuyện và ngôn ngữ nhân vật mang màu sắc
- lịch sử đã thể hiện chân thực sắc nét
- thực tại lối sống và nét riêng của từng
- nhân vật qua đó làm nổi bật chủ đề của
- tác phẩm
- từ đây cô trò chúng ta sẽ đi tới phần 3
- lớn đó là phần tổng kết chúng ta sẽ tổng
- kết ngắn gọn những giá trị về mặt nội
- dung
- văn bản đã ca ngợi chí khí tấm lòng yêu
- nước của anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc
- Toản qua đó ca ngợi khí thế hào hùng của
- ông cha ta thời kháng chiến chống quân
- Nguyên Mông về mặt nghệ thuật văn bản có
- ngôn ngữ đậm màu sắc lịch sử có sự đan
- xen nhuần nhuyễn giữa lời người kể
- chuyện và ý nghĩ của nhân vật
- kem thân mến tiết học của chúng mình đến
- đây là kết thúc cảm ơn tất cả các em vì
- đã quan tâm và theo dõi Cô hi vọng thông
- qua hai tiết học tìm hiểu văn bản là Cờ
- Thêu Sáu Chữ Vàng Các em có thể thu nạp
- cho mình những kiến thức bổ ích Hẹn gặp
- lại chúng mình trong những bài học tiếp
- theo cùng olm.vn
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây