Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiều ở lầu Ngưng Bích SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
a. Thể loại
b. Vị trí
- Đoạn trích thuộc phần 2 của cốt truyện (chia li), từ câu 1033 đến câu 1054; nói về việc Thúy Kiều bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh lừa vào lầu xanh của Tú Bà. Nàng phẫn uất tự tử nhưng không thành. Tú Bà buộc phải cho nàng ra ở tại lầu Ngưng Bích, nói là đợi người chuộc về làm vợ, nhưng thực chất là giam lỏng để tìm kế hãm hại nàng.
c. Bố cục
- Đoạn trích gồm 3 đoạn:
+ 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ cha mẹ, người yêu của nàng Kiều.
+ 8 câu cuối: Tâm trạng buồn đau, lo âu, tuyệt vọng của nàng Kiều.
d. Chủ đề
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhân vật Thúy Kiều
a. Hoàn cảnh cô đơn buồn tủi của nàng Kiều
- Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều bị hắn lừa vào lầu xanh của Tú Bà. Phát hiện bản thân bị lừa gạt, Kiều phẫn uất tự tử, chứ nhất định không chịu làm việc cho Tú Bà. Trước sự phản kháng của nàng, Tú Bà bèn dỗ ngọt rằng cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích để chờ người tốt chuộc nàng về làm vợ nhưng thực chất là giam lỏng Kiều, rồi tìm kế hãm hại, ép nàng phải làm cái nghề thấp hèn, bẩn thỉu ở chốn lầu xanh.
- Hoàn cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích, được tác giả khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh:
+ "Khóa xuân": Tình trạng bị giam lỏng của Kiều.
+ "Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung": Trong hoàn cảnh, nàng chỉ có thiên nhiên (núi xa, vầng trăng) bầu bạn.
- Hoàn cảnh bị giam lỏng cùng hiện thực bị Mã Giám Sinh lừa dối của Kiều khiến nàng vừa cay đắng, vừa bẽ bàng và hổ thẹn.
b. Nỗi lòng thương nhớ của Kiều dành cho cha mẹ và người yêu
- Trong tình cảnh bơ vơ, cô độc nơi đất khách quê người, Kiều nhớ về những người thân yêu của nàng:
+ Trước hết, nàng nhớ về Kim Trọng - người cùng nàng thề nguyền, hứa hẹn bao điều yêu thương, cho nàng bao kỉ niệm đẹp đẽ về tình yêu đôi lứa. Nàng tưởng tượng rằng chàng Kim khi không thấy nàng cũng sẽ nhớ nhung, ngày đêm mong chờ tin tức của nàng. Nỗi nhớ chàng Kim đã làm hiện lên ở nàng Kiều một tình yêu trong sáng, sâu sắc cùng tấm lòng son sắt, thủy chung.
+ Hơn thế, nàng Kiều cũng bày tỏ nỗi nhớ về cha mẹ: Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ ngày ngày tựa cửa chờ mong nàng. Nàng càng cay đắng hơn khi nghĩ đến trách nhiệm làm con của mình trong tình cảnh này. Làm con vốn phải kề cận chăm sóc, phải phụng dưỡng cha mẹ, ấy vậy mà, Kiều lại ở phương xa, cha mẹ ở nhà không biết có ai chăm sóc. Thế nên, tấm lòng của Kiều đối với cha mẹ ở đoạn thơ này không chỉ có thương xót, mà còn xen lẫn cả sự tự trách. Nàng tự trách chính mình đã không thể chu toàn trách nhiệm làm con đối với cha mẹ khi cha mẹ đã già, chẳng những vậy, còn khiến cho cha mẹ lo lắng, chờ mong ngày ngày.
c. Tâm trạng lo âu, tuyệt vọng của nàng Kiều
- Xót xa khi nhớ về người yêu, nghĩ về cha mẹ, Kiều lại càng tủi thân hơn khi lại nhớ về hoàn cảnh của mình.
- Lúc này, nỗi buồn như chiếm lĩnh cả không gian:
=> Tác dụng của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh nỗi buồn càng lúc càng trào dâng mãnh liệt trong Kiều: Ban đầu là ý thức về sự cô đơn, rồi dần dần là sự bàng hoàng, xót xa, lo lắng trước những cơ sự đang bủa vây, vùi dập nàng.
2. Không gian
Không gian trong đoạn trích này chủ yếu là không gian của ngoại cảnh, song không gian ấy lại nhuốm màu tâm trạng của nàng Kiều.
- Ban đầu: Không gian hiện lên với sự mênh mông, hoang vắng, lạnh lẽo gợi nỗi cô độc, chơ vơ của Kiều nơi đất khách, quê người.
- Về sau: Không gian hiện lên với sự tàn lụi, sự mênh mông, rộng lớn cùng sự vận động dữ dội, đầy kinh hãi của tự nhiên, được đặt trong sự đối lập với những vật nhỏ bé, mờ nhạt như hoa trôi, cánh buồm.
+ Cửa bể mở ra một không gian mênh mông, rộng lớn nhưng đi cùng chiều hôm đậm sắc tàn lụi như ngầm ẩn ý ngoài khơi xa kia, cánh buồm nhỏ bé ấy liệu có gặp phải sóng to, gió lớn.
+ Hoa thì nhỏ bé, ấy mà lại bị đời thổi vào "ngọn nước" để rồi phải chịu số phận trôi nổi, lênh đênh, chẳng biết tương lai thế nào.
+ Thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng - một nỗi u hoài, bất an qua hình ảnh "nội cỏ dàu dàu", "một màu xanh xanh".
+ Thiên nhiên biến đổi, không còn giữ nét phẳng lặng như ban đầu mà đã có "gió cuốn mặt duềnh", "ầm ầm tiếng sóng".
=> Không gian trong đoạn trích được cảm nhận qua tâm trạng, điểm nhìn của nhân vật Thúy Kiều. Qua cảm nhận của nàng, không gian ấy càng lúc càng mênh mang, hoang vắng và ngày càng khủng khiếp như dự báo trước một tương lai đầy sóng gió của cuộc đời nàng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
- Kết hợp bút pháp tả cảnh ngụ tình với nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ độc thoại.
- Sử dụng nhiều điển tích, điển cố.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây