Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Kiến thức ngữ văn SVIP
1. Hài kịch
Hài kịch là một thể loại mang đầy đủ những đặc điểm của tác phẩm kịch về cốt truyện, ngôn ngữ, xung đột, hành động,... nhưng có những điểm khác biệt sau:
- Hài kịch sử dụng tiếng cười để chế giễu, phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, cái nhố nhăng, lố bịch, kệch cỡm, lỗi thời, trong đời sống.
- Tình huống trong hài kịch:
+ Khái niệm:
+ Ví dụ: Hồi IV, lớp bảy của văn bản Tiền tội nghiệp của tôi ơi! (trích Lão hà tiện - Mô-li-e) xoay quanh tình huống Ác-pa-gông (Harpagon) phát hiện tráp vàng đã không cánh mà bay. Một số tình huống thường gặp trong hài kịch là nhầm lẫn, hiểu lầm, “gậy ông đập lưng ông”, “giấu đầu hở đuôi”,...
- Xung đột trong hài kịch:
+ Xung đột thường thấy:
+ Đôi khi, xung đột còn thể hiện qua mâu thuẫn giữa cái xấu với cái xấu.
- Nhân vật trong hài kịch thường có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hành động bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm, phẩm chất, năng lực và vị trí xã hội,... hoặc có thói quen, tính cách, ứng xử, trái với lẽ thường; vì vậy thường trở nên lố bịch, hài hước, đáng cười.
- Hành động trong hài kịch:
+ Khái niệm: Là toàn bộ hoạt động của nhân vật (lời thoại, cử chỉ, điệu bộ, hành vi,..) tập trung bộc lộ thói tật, tính cách đáng cười của nhân vật hài kịch.
+ Ví dụ: Hành động nắm tay, giậm chân xuống sàn và đe doạ trừng phạt Khlét-xta-cốp (Khlestacov) của thị trưởng khi biết mình bị lừa: “Hừ... Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn kiếp, cái giống quỷ quái, ông thì trói tròn tất cả chúng nó lại, ông thì nghiền nát tất cả chúng ra như cám, giẫm bẹp chúng nó, quẳng xác cho quỷ nó tha đi!” trong lớp VIII của vở kịch Quan thanh tra (Gô-gôn).
- Ngôn ngữ trong hài kịch:
- Thủ pháp trào phúng (biện pháp gây cười) thường được sử dụng trong hài kịch gồm: tạo tình huống hài hước, trở trêu, giàu kịch tính, phóng đại (cường điệu, nói quá), cách diễn đạt phi lô gích, không hợp tình thế, điệu bộ gây cười, giễu nhại, vật hoá, tương phản, bỏ lửng lời thoại, “ông nói gà, bà nói vịt”,...
2. Phong cách cổ điển
- Khái niệm:
- Ví dụ: Các nhân vật Si-men (Chimène) và Rô-đri-gơ (Rodrigue) trong vở bi kịch Lơ Xít (Le Cid) của Coóc-nây (Corneille) là những tâm hồn cao thượng, đặt danh dự và quyền lợi chung trên tình yêu và hạnh phúc riêng. Trái lại, nhân vật Ác-pa-gông trong vở hài kịch Lão hà tiện (Mô-li-e) với thói hám vàng, bất chấp tình nghĩa hoặc các nhân vật mang những thói hư tật xấu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (La Fontaine),... đều là đối tượng của tiếng cười châm biếm.
- Nhân vật trong các tác phẩm mang phong cách cổ điển được tô đậm, nhấn mạnh để làm nổi bật một nét tính cách nào đó. Ví dụ: Nhân vật Ác-pa-gông là sự tô đậm “có tính chất hùng biện của tỉnh hà tiện” (Bi-ê-lin-xki - Bielinsky). Tính cách của các nhân vật thường tĩnh tại, sự thay đổi của hoàn cảnh thường để nhấn mạnh, làm rõ thêm tính cách.
- Phong cách cổ điển đề cao tính quy phạm, khuôn mẫu, chuẩn mực trong nội dung và nghệ thuật: Hướng về các đề tài cao nhã, những hình mẫu lí tưởng về đạo đức, lẽ sống,..., hướng tới sự hài hoà, cân xứng trong bố cục; ưa sử dụng ngôn ngữ tao nhã, ước lệ, tượng trưng,..., đòi hỏi tôn trọng những quy định nghiêm ngặt về thể loại.
- Phong cách cổ điển coi trọng chức năng xã hội, giáo huấn của văn học. Ở Việt Nam và một số nước phương Đông, phong cách cổ điển nổi bật trong nhiều sáng tác thời trung đại.
3. Lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa
a. Lỗi lô gích
- Khái niệm:
- Ví dụ: Trong giáo dục nói chung và trong bóng chuyền nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định. Câu này chứa các từ ngữ thể hiện cách tư duy thiếu nhất quán: Giáo dục và bóng chuyền không thuộc cùng lĩnh vực nên không thể sử dụng cách diễn đạt nói chung, nói riêng.
- Để sửa lỗi lô gích, người viết cần xác định đúng nguyên nhân gây ra lỗi và thay thế bằng các từ ngữ phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với tư duy cũng như thực tế khách quan. Ví dụ: Câu trên có hai cách sửa: (1) Trong thể thao nói chung và trong bóng chuyền nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định; (2) Trong giáo dục nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định.
b. Câu mơ hồ
- Câu mơ hồ là câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe (người đọc) có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, không đúng ý người nói (người viết).
- Ví dụ: Xe không phải rẽ trái!: Câu này có ba cách hiểu: Xe này không bắt buộc phải rẽ trái; hay: Các loại xe nói chung không bắt buộc phải rẽ trái; Xe không tải (không chở người hoặc hàng hoá) phải rẽ trái.
- Để sửa câu mơ hồ, người viết cần thêm những từ ngữ phù hợp để làm nổi bật thông báo duy nhất của câu, tránh hiểu lầm. Ví dụ: Câu trên có ba cách sửa: (1) Xe này không phải rẽ trái!; (2) Tất cả các loại xe đều không phải rẽ trái!; (3) Xe không tải phải rẽ trái!.
- Trong cuộc sống, cần tránh viết (nói) những câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Đặc biệt là trong trường hợp:
- Tuy nhiên, cũng cần phân biệt câu mắc lỗi mơ hồ với câu được cố ý viết với nhiều cách hiểu khác nhau nhằm mục đích tu từ. Ví dụ:
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
(Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo)
Dòng thơ giọt nước mắt vầng trăng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau: giọt nước mắt như vầng trăng; giọt nước mắt của vầng trăng,... Sự mơ hồ ở đây nhằm tạo ra các hướng liên tưởng đa dạng và phong phú, góp phần biểu đạt sâu sắc hình tượng của tác phẩm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây