Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
khoa SVIP
Nội dung này do giáo viên tự biên soạn.
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021
Khoa học
Nguồn nước quanh ta sạch hay ô nhiễm?
Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? ( tiết 3)
MỤC TIÊU
Sau bài học, em:
- Nêu được đặc điểm của nước sạch và nước bẩn.
- Nêu được tác hại của nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
5. Quan sát và trả lời
a. Quan sát kĩ từng hình từ 2 đến 5:
b)Hãy nói về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trong từng hình
c)Kể các việc làm khác gây ô nhiễm nguồn nước
6. Quan sát và thảo luận
a. Quan sát kĩ các hình từ 6 đến 11:
b.Nêu việc làm bảo vệ nguồn nước trong từng hình
c.Nêu các việc làm khác để bảo vệ nguồn nước mà em biết
d.Nêu các việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước
7. Đọc và trả lời
a. Đọc nội dung sau:
Nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều chất độc hại và các loại vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn, đau mắt,…
Các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước: xả rác, phân, nước thải bừa bãi; sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý xả thẳng mẹ xuống sông, hồ, vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,…
Để bảo vệ nguồn nước: không xả nước thải xuống nguồn nước, không đục phá đường ống nước, không xả rác và phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ...
b. Trả lời câu hỏi:
- Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?
- Vì sao nguồn nước bị ô nhiễm?
- Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
BÀI HỌC
Các việc làm để bảo vệ nguồn nước: không xả nước thải xuống nguồn nước, không đục phá đường ống nước, không xả rác và phóng uế bừa bãi, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây