Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
(Trích Văn minh Việt Nam)
Nguyễn Văn Huyên
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975), là một Giáo sư, tiến sĩ, nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam.
- Là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Văn khoa tại Đại học Xoóc – bon (Sorbonne), Paris.
- Ông được giới chuyên môn ở Việt Nam đánh giá là người đặt nền móng cho nghiên cứu văn hoá, văn minh Việt Nam. Các nghiên cứu của ông góp phần khẳng định người Việt Nam có tín ngưỡng của riêng mình.
- Ông có những đóng góp quan trọng và quyết định trong xây dựng nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Năm 2000, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học Xã hội.
b. Văn bản
- Được hoàn thành năm 1939, đến 1944 mới được xuất bản tại Hà Nội.
- Là một phát ngôn đầy tinh thần tự tôn dân tộc của người Việt về văn hóa Việt trước cộng đồng thế giới.
c. Đoạn trích
- Xuất xứ:
- Bố cục: ba phần:
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Nội dung chính của văn bản
- Nội dung chính:
2. Các đặc điểm cơ bản về nghệ thuật truyền thống người Việt
a. Một số nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt
- Nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân.
- Người Việt có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, thị hiếu vững vàng.
+ Nóc nhà, cột cổng, bình phong tươi tắn, hài hòa phong cảnh.
+ Cột nhà, vách, cửa, dầm nhà tinh vi, lóng lánh.
+ Đồ vật thông thường được trang trí tỉ mỉ.
+ Nữ trang được chế tác tinh tế, đa dạng.
-> Tác giả giới thiệu khái quát những đặc điểm chính của từng đối tượng, trước khi trình bày những chi tiết cụ thể. Ông cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết, dẫn chứng để làm rõ khiếu thẩm mĩ của người Việt.
-> Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt; thể hiện thái độ tự hào, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt
- Tôn giáo, phản ánh tín ngưỡng đa dạng của dân tộc.
- Sự thống nhất văn hóa, đặc biệt là Nho giáo.
-> Cho thấy sự hiểu biết sâu sắc, dẫn chứng rõ ràng của người viết.
c. Việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt
d. Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt
- Không tái hiện đầy đủ và chính xác hiện thực, loại bỏ tính nhục dục.
- Coi trọng tinh thần, mang tính tượng trưng, ước lệ.
e. Một số loại hình nghệ thuật Việt
- Kiến trúc: mang tính tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại, bí ẩn, đều đặn, cân xứng (chùa chiền, mồ mả…).
- Điêu khắc có phong cách tao nhã, sáng tạo.
- Tạc đá, đúc đồng.
-> Nhận định đúng đắn, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của nghệ thuật của truyền thống Việt một cách kín đáo.
=> Nghị luận giúp đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu sức thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt.
=> Sự kết hợp của ba yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản thông tin đã giúp cho văn bản thông tin không chỉ tác động tới lí trí, mà còn khơi gợi tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, và bởi vậy làm gia tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây