Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN
Thạch Lam
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Cuộc đời:
+ Tên khai sinh: Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân), 1910 - 1942.
+ Là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.
+ Là con người điềm đạm, nồng hậu và rất đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện ngắn, truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
- Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm, tinh tế của nhà văn.
- Văn Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
- Các tác phẩm chính:
+ Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942).
+ Tiểu thuyết Ngày mới (1939).
+ Tập tiểu luận Theo dòng (1941).
+ Tùy bút Hà Nội ba sáu phố phường (1943).
b. Tác phẩm
* Thể loại:
* Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong Tuyển tập Thạch Lam.
* Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
* Tóm tắt văn bản Dưới bóng hoàng lan
Dưới bóng hoàng lan là truyện ngắn không có cốt truyện. Dưới bóng hoàng lan có bốn nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Thanh là một đứa trẻ mồ côi, một bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh đi tỉnh làm, lần trở về thăm bà gần nhất cách đó đã hai năm. Mái nhà xưa và bóng bà "che mát" tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp "dịu ngọt chăng tơ…".
* Ý nghĩa nhan đề
- Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
- Nói đến nhân chứng cho tình cảm giữa Thanh và Nga.
* Bố cục
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Ngôi kể chuyện
- Điểm nhìn:
+ Từ người kể chuyện.
+ Từ nhân vật Thanh.
=> Tạo không khí trữ tình cho câu chuyện.
2. Tâm trạng của Thanh khi trở về nhà bà
a. Hoàn cảnh
- Cha mẹ Thanh đã qua đời, người thân yêu duy nhất là bà.
- Tuổi thơ là cuộc sống vất vả nhưng tràn đầy tình yêu, hơi ấm, chở che của bà.
=> Bà vừa là cha, vừa là mẹ.
* Không gian thân thuộc - ngôi nhà của bà
+ Yên tĩnh, không một tiếng động.
+ Chẳng thay đổi như tình yêu thương nơi người bà.
+ Gợi lên cho Thanh biết bao tư vị, khiến anh nghẹn họng.
-> Thanh lúc nào cũng thấy bình yên và thong thả, bởi vì căn nhà có thửa vườn này đối với Thanh là một nơi mát mẻ và hiền lành.
-> Tâm trạng vui sướng, hạnh phúc.
-> Người con xa quê.
b. Thanh khi trở về với không gian thân thuộc
* Cảm nhận trong tình cảm của bà
- Nhân vật đối thoại: Bà của Thanh và Thanh.
- Bối cảnh đối thoại: Rời xa cái bức nóng phố xá, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp lại bà.
- Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm về nhau.
-> Tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại: Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến.
- Hành động của bà: Lại gần, buông màn, nhìn cháu,…
-> Thanh cảm nhận mình như một đứa trẻ, xúc động. -> Có cảm giác như vẫn ở nhà.
=> Sự xa cách thời gian không làm thay đổi cảnh vật, ngôi nhà, tình bà cháu.
* Thanh khi nhận ra cây hoàng lan
- Thanh cảm nhận:
+ Khi nhìn ngoài khung cửa sổ - trời xanh -> thân cây cao vút.
+ Lẩm bẩm nhận ra.
+ Nhớ lại ngày cha mẹ hãy còn, khi còn một bà một cháu.
+ Xúc động khi nhận ra cây nay đã lớn.
- Hình ảnh cây hoàng lan:
+ Lá cây rung động trong gió, thân cây cao vút lên trời.
+ Mùi thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.
-> Đây là trạng thái của sự hoài niệm ở nhân vật.
3. Tình cảm của Thanh và Nga
* Hai nhân vật:
- Cô gái đã lớn, mang hương thơm hoa hoàng lan.
* Cuộc nói chuyện giữa Nga và Thanh:
+ Lời nói: "những ngày em… hái hoa, em nhớ anh" - tâm tình nhẹ nhàng.
+ Hành động: Thanh dắt tay Nga ra vườn, với cành hoa thấp cho Nga tìm hoa, cài lên mái tóc Nga bông hoa.
-> Cũng giản dị, đều là những chuyện vụn vặt ("anh chóng lớn quá", "tôi vẫn thế chứ chứ").
+ Thanh có lúc lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.
- Sự biến đổi trong tình cảm của hai nhân vật: từ thân mật đến mức Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột, đến việc Thanh đã bắt đầu nhìn đôi môi thắm của Nga, đã nhớ đến hai bàn chân xinh xắn của Nga. Còn Nga đã biểu thị trực tiếp tình cảm của mình thông qua xưng hô "anh - em" và câu "em nhớ anh quá".
- Những biểu hiện tình cảm giữa hai nhân vật gắn liền với hình ảnh hoa hoàng lan:
+ Khi trông thấy bóng cây hoàng lan, Thanh đã nghĩ đến Nga và gọi vui vẻ: "Cô Nga". Người thiếu nữ cùng vội ngửng đầu và nở nụ cười: "Anh Thanh! Anh đã về đấy à?".
+ Kỷ niệm đáng nhớ là ngày cả hai cùng nhặt hoàng lan rơi: Thanh hỏi cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không, Nga đáp rằng: "Vẫn nhặt đấy. Nhưng không còn ai tranh nữa."
+ Hai người dẫn nhau xem cây hoàng lan, Thanh như thoảng ngửi thấy hương hoàng lan trên tóc Nga.
+ Trong mùi hoàng lan thoảng thoảng bay, Thanh cầm lấy tay Nga.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Cảm hứng lãng mạn khắc họa bức tranh quê hương gần gũi với hình ảnh cây hoa hoàng lan gắn với tuổi thơ nhân vật chính.
- Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật tự sự kết hợp miêu tả.
- Giọng văn nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
- Miêu tả tinh tế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây