Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khám phá văn bản SVIP
THỊ MẦU LÊN CHÙA
I. THỰC HÀNH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ:
b. Nội dung vở chèo "Quan Âm Thị Kính"
Thị Kính là con gái Mãng Ông, một nông dân nghèo. Nàng được gả làm dâu cho một gia đình khá giả, làm vợ Thiện Sĩ, con trai Sùng Ông, Sùng Bà. Một hôm Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách bên cạnh nàng rồi ngủ thiếp đi. Nhìn thấy một sợi râu mọc ngược dưới cằm chồng, Thị Kính cầm dao xén chỉ định cắt đi, Thiện Sĩ giật mình thức dậy hô hoán lên, Sùng Ông, Sùng Bà đồ cho Thị Kính mưu giết chồng và đuổi nàng ra khỏi nhà. Thị Kính tủi nhục, xuống tóc giả trai xin vào tu hành ở chùa Vân, lấy pháp danh là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông trong làng, đem lòng say mê và tìm cách ve vãn Kính Tâm. Không được đáp lại, Thị Mầu về đùa ghẹo người ở của gia đình mình là anh Nô, rồi có thai. Bị làng bắt vạ, Thị Mầu đổ cho Kính Tâm và đem con bỏ cho nàng. Bị chùa đuổi ra khỏi tam quan, Kính Tâm lang thang xin sữa nuôi con của Thị Mầu. Ba năm sau, lâm bệnh nặng, nàng viết thư để lại cho đứa trẻ rồi qua đời. Kính Tâm được minh oan và trở thành Phật Bà Quan Âm.
Một cảnh trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, chèo Quan Âm Thị Kính
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN
1. Tính cách hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính
a. Tính cách hai nhân vật
Một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản:
Nhân vật |
Đối thoại |
Độc thoại |
Bàng thoại |
Thị Mầu |
Đây rồi nhé |
Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi! |
Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn |
Thị Kính |
A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ |
- A di đà Phật Một nén cũng biên Một đồng cũng kể |
Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc... |
Tiếng đế (người xem) |
Mười tư, rằm! Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
=> Nhận xét về tính cách hai nhân vật:
+ Thị Mầu:
-> Khác biệt hẳn với người phụ nữ truyền thống xưa.
+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng, man mác buồn.
-> Hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.
b. Thái độ của nhân dân đối với nhân vật Thị Mầu
- Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi:
Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm. |
Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ. |
Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng. |
- Quan niệm của Thị Mầu về tình yêu và hạnh phúc:
- Tiếng đế thể hiện quan điểm về nhân vật Thị Mầu:
+ Tiếng đế: "Dơ lắm! Mầu ơi!", "Sao lẳng lơ thế."
2. Quan điểm của tác giả dân gian
Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay.
3. Yếu tố của văn bản chèo
- Xuất xứ từ vở chèo "Quan Âm Thị Kính".
- Nhân vật:
- Có lời thoại của tiếng đế.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây