Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Khái lược lịch sử văn học Việt Nam (Văn học hiện đại) SVIP
III. VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
1. Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
* Về bối cảnh lịch sử:
- Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoát li dần những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây.
- Sự xâm chiếm của Pháp đã làm nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn:
- Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động.
* Về văn học:
- Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
=> Hiện đại hóa dẫn đến sự phát triển, nở rộ của phong cách tác giả, tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều tác phẩm, thể loại, thành tựu nghệ thuật và sự xuất hiện của nhiều cây bút mới.
- Văn học hình thành hai bộ phận:
+ Về nội dung:
- Truyền thống yêu nước tiếp tục được phát huy, đồng thời có sự tiếp thu tư tưởng mới: nước gắn liền với dân, tinh thần yêu nước gắn liền với đấu tranh cách mạng.
- Chủ nghĩa nhân đạo cũng có sự ảnh hưởng của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, những hạng người thấp bé, đau khổ, phê phán xã hội thuộc địa phong kiến trên lập trường nhân bản vì quyền sống tự do, hạnh phúc, lương thiện,... của mỗi người.
+ Về nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm, trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và văn học.
- Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học.
+ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Tự sự: truyện ngắn và tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Thanh Tịnh,...
- Trữ tình: thơ của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Tản Đà, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ, Tế Hanh, Vũ Đình Liên, Đoàn Văn Cừ,...
- Kịch: sáng tác của Nam Xương, Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nguyễn Huy Tưởng,...
2. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
a. Văn học từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975
* Về bối cảnh lịch sử:
- Cách mạng tháng Tám 1945 thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam sống dưới chế độ thực dân mới.
- Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thành công, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Về văn học:
- Có sự thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng.
+ Về nội dung:
+ Về nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ.
- Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển; trường ca, tiểu thuyết, kịch dài xuất hiện.
+ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Tự sự: truyện ngắn của Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, tiểu thuyết của Nguyên Hồng, truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, truyện kí của Nguyễn Thi,...
- Trữ tình: thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Quang Dũng, Chính Hữu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật,...
- Một số thể loại khác: trường ca của Nguyễn Khoa Điềm; tuỳ bút của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng,...
b. Văn học từ năm 1975 đến nay
* Về bối cảnh lịch sử:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
- 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối Đổi mới, đưa đất nước bước vào thời kì phát triển mạnh mẽ với những thành tựu to lớn.
* Về văn học:
- Tiếp tục ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên của cách mạng.
- Tìm tòi, kiến giải về hiện thực.
- Chuyển sang cảm hứng đời tư, thế sự, tiếp cận xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới.
+ Về nội dung: cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản.
+ Về nghệ thuật:
- Về ngôn ngữ: bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, tự nhiên, bình dị trong văn chương là việc làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt.
- Về thể loại: hệ thống thể loại văn học phong phú, đa dạng với nhiều tìm tòi đổi mới.
+ Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
- Tự sự: truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp,…; tiểu thuyết của Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng truyện kí của Minh Chuyên,…
- Trữ tình: thơ của Xuân Quỳnh, Nguyễn Quang Thiều,..., thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo; tuỳ bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường...
- Kịch: sáng tác của Xuân Trình, Lưu Quang Vũ,...
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây