Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hoàng Hạc lâu (Phần 1) SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nhà thơ Thôi Hiệu sinh năm 704, mất năm 754.
- Quê quán ông ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).
- Ông đỗ Tiến sĩ năm khai nguyên thứ 11 (723), làm quan đến chức Tư Huân Viên ngoại lang.
- Đương thời, ông rất nổi tiếng, nay thơ chỉ còn lại hơn 40 bài.
- Hoàng Hạc lâu là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, cũng là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường.
2. Tác phẩm
a. Thể thơ:
b. Hoàn cảnh ra đời:
- Hoàng Hạc lâu (lầu Hoàng Hạc):
+ Tên một di tích văn hóa nổi tiếng ở phía Tây Nam Vũ Hán, Trung Quốc. Nằm trên bờ sông Trường Giang, lầu Hoàng Hạc là một danh lam thắng cảnh sơn thủy hữu tình.
+ Nơi đây cũng gắn với một truyền thuyết rất nổi tiếng. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên Đồi Rắn để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc lâu.
- Đến thăm lầu Hoàng Hạc, nhà thơ Thôi Hiệu đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào lầu Hoàng Hạc, nhắc lại chuyện người xưa để thể hiện một quan niệm nhân sinh sâu sắc.
c. Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đặc điểm của thể thơ
* Luật
- Dựa vào tiếng thứ hai của câu thơ thứ nhất (nhân), ta xác định được bài thơ được viết theo luật bằng (do tiếng nhân là thanh bằng).
- Theo luật, các tiếng cần đảm bảo thanh điệu như sau:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | |
1 | B | T | B | ||||
2 | T | B | T | ||||
3 | T | B | T | ||||
4 | B | T | B | ||||
5 | B | T | B | ||||
6 | T | B | T | ||||
7 | T | B | T | ||||
8 | B | T | B |
* Niêm
- Niêm là sự kết dính về âm luật của hai câu thơ trong bài thơ Đường luật. Hai câu thơ được gọi là niêm với nhau khi tiếng thứ hai của hai câu thơ cùng theo một luật, cùng là bằng hoặc cùng là trắc.
- Trong bài thơ Hoàng hạc lâu, ta thấy:
+ Câu 1 niêm với câu 8 (tiếng nhân ở câu 1 và tiếng ba ở câu 8 đều là thanh bằng).
+ Câu 2 niêm với câu 3 (tiếng địa ở câu 2 và tiếng hạc ở câu 3 đều là thanh trắc).
+ Câu 4 niêm với câu 5 (tiếng vân ở câu 4 và tiếng xuyên ở câu 5 đều là thanh bằng).
+ Câu 6 niêm với câu 7 (tiếng thảo ở câu 6 và tiếng mộ ở câu 7 đều là thanh bằng).
* Vần
- Các tiếng hiệp vần với nhau: "lâu" - "du" - "châu" - "sầu".
(Lưu ý ở câu thứ tư Bạch vân thiên tải không du du: du du là âm Hán Việt, còn đọc theo âm Bắc kinh thì gần giống với dâu dâu của tiếng Việt cho nên không phạm luật.)
- Theo luật, tiếng cuối của câu đầu bắt buộc phải gieo vần "âu", song trong bài thơ này, tiếng "khứ" lại gieo vần "ư". => Sự phá cách.
* Nhịp
Bài thơ được ngắt theo nhịp 4/3 quen thuộc của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:
Tích nhân dĩ thừa / hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư / Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ / bất phục phản,
Bạch vân thiên tải / không du du.
Tình xuyên lịch lịch / Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê / Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan / hà xứ thị?
Yên ba giang thượng / sử nhân sầu.
2. Chủ thể trữ tình
3. Nội dung bao quát
Thông qua câu chuyện về lầu Hoàng Hạc, cũng như việc miêu tả cảnh đẹp được ngắm nhìn từ lầu Hoàng Hạc, chủ thể trữ tình gửi gắm tâm trạng, nỗi niềm của mình.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây