Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" (Phần 1) SVIP
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
Bài giảng giúp học sinh:
- Đọc văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
- Tìm hiểu chung về tác giả Hoàng Tiến Tựu và văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
Bài ca dao nào dưới đây nói về hình ảnh hoa sen? (Chọn ba đáp án)
Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn
Nhác trông con mắt ưa nhìn
Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua.
Xin cho sen sắc ngọt ngào
Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi
Tiếng cười luôn thắm trên môi
Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương
Về tác giả Hoàng Tiến Tựu
Tác giả Hoàng Tiến Tựu sinh năm 1933, mất năm 1998. Quê quán ông ở Thanh Hóa.
Ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987.
Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng:
- Văn học dân gian Việt Nam
- Bình giảng ca dao
- Bình giảng truyện dân gian
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu.
- Năm sinh: , năm mất: .
- Quê quán: .
- Chức danh: Nguyên chủ nhiệm khoa , Đại học Sư phạm (1969 – 1987).
- Vị trí: Là nhà nghiên cứu hàng đầu về chuyên ngành Văn học .
"Tương đối" là gì? (Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống)
Tương đối: với tuyệt đối, ở một mức nào đó (trong so sánh với những cái khác ), có ngoại lệ.
"Ô trọc" nghĩa là gì?
HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN
Theo Hoàng Tiến Tựu
Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. [...] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. [...] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hoá trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ, tựa như một dòng sông; tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lý nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hoá thành người, bùn trong thiên nhiên hoá thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996)
Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" thuộc văn bản nghị luận văn học vì văn bản
HÌNH ẢNH HOA SEN TRONG BÀI CA DAO TRONG ĐẦM GÌ ĐẸP BẰNG SEN
Theo Hoàng Tiến Tựu
Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí. [...] Cảnh vật ở đây là cây sen ở trong đầm. Hình ảnh cây sen trong đầm được giới thiệu, miêu tả cụ thể, chính xác, vừa chân thực, sống động, vừa thể hiện triết lí sống cao đẹp của nhân dân Việt Nam.
Trước hết, vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình. [...] Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Khẳng định và đề cao vẻ đẹp của sen như vậy, nhưng tại sao người nghe, người đọc lại không có cảm giác khó chịu? Vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bày sự khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc được suy nghĩ tự do. Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hoá trong câu ca dao, làm cho nó trở thành tương đối và có tính thuyết phục.
Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất:
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí. Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen. Từ “chen” nói lên sự kết hợp giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở.
Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết:
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
[...] Bài ca dao tuy đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự các từ ngữ, hình ảnh (giữa câu hai và câu ba) nhưng tất cả sự chuyển đổi ấy đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, khiến cho bài ca dao phát triển liên tục và ngày càng mạnh mẽ về cả nội dung lẫn hình thức; không có chỗ nào bế tắc, ngưng trệ, tựa như một dòng sông; tuy có chỗ chuyển dòng, đổi hướng uốn lượn quanh co nhưng vẫn chảy thông, chảy mạnh.
Bên cạnh đó, qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc, thể hiện rõ nhất ở câu thứ tư:
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
[...] Đọc đến câu này, hầu như không mấy ai dừng lâu để suy nghĩ nhiều về nghĩa đen, nghĩa trực tiếp của nó. Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lý nhân sinh trong đó. Và thế là “sen” hoá thành người, bùn trong thiên nhiên hoá thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ và được hiểu theo nghĩa bóng. Hình ảnh bông sen tượng trưng cho cách sống cao thượng, dẫu ở giữa hoàn cảnh ô trọc nhưng vẫn giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch.
Nhân dân lao động, đặc biệt nông dân là những người gần sen, hiểu sen, yêu sen và giống sen nhiều nhất. Họ đã đưa sen vào ca dao biết bao nhiêu lần, mỗi lần một cách, mà lần nào cũng hay, cũng đẹp. Xét về nội dung và ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ thì hình tượng sen trong nhiều bài ca dao nói chung, cũng như câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhằm phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam từ ngàn đời nay.
(Trích Bình giảng ca dao, NXB Giáo dục, 1996)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- anh Thân ái chào mừng kem đã đến với
- khóa học Ngữ Văn lớp 7 bộ sách chân trời
- sáng tạo cùng trang web olm.vn kem thân
- mến cô trò chúng mình đang cùng nhau
- khám phá chủ đề Những Góc Nhìn Văn
- Chương
- ta
- tiếp tục mạch đọc hiểu thì hôm nay chúng
- mình sẽ cùng đến với một phần bản đọc
- hiểu vô cùng lý thú đó là văn bản nào
- văn bản đó bản về vấn đề gì cô trò chúng
- mình sẽ đi tìm hiểu điều đó có hoạt động
- đầu tiên đó là hoạt động khởi động
- hoa sen là một hình ảnh vô cùng quen
- thuộc đối với văn học Việt Nam đúng
- không nào kem Hãy giúp cô Sưu tầm các
- bài ca dao nói về hình ảnh hoa sen
- có rất nhiều bài ca dao nói về hình ảnh
- hoa sen trong tiết học ngày hôm nay có
- muốn khi em đặc biệt quan tâm tới bài ca
- dao sau Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá
- xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị
- vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng
- hôi tanh mùi bùn bài ca dao này đã lấy
- hình ảnh trung tâm là hình ảnh hoa sen
- hoa sen hiện lên với vẻ đẹp tinh khiết
- mọc lên giữa
- em ngồi nhìn ngang nhiên Cửu hành tiến
- tự đã có những phân tích đánh giá về
- hình ảnh hoa sen trong bài ca dao này
- một cách thuyết phục và giàu tính học
- thuật cơ sở chúng mình Hãy cùng xem nhà
- nghiên cứu đã có những ánh Xá có những
- phân tích như thế nào với hình ảnh hoa
- sen trong bài ca dao này qua văn bản
- mang tên hình ảnh hoa sen trong bài ca
- dao trong đầm gì đẹp bằng sen
- các dễ tìm hiểu văn bản của hoạt động
- thứ hai hoạt động hình thành tri thức
- mới trước tiên trẻ là những tìm hiểu
- chung về tác giả và tác phẩm các em quan
- sát trên màn hình đây chính là bức ảnh
- của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến tự
- em hãy tìm hiểu những thông tin về tác
- giả Hoàng Tiến tự qua việc trả lời câu
- hỏi tương tác sau đây
- rất chính xác nhà nghiên cứu hoàn thiện
- Tự từ
- 1933 mất năm 1998 quê quán ông ở
- thanhhóa Hoàng Tiến tự nguyên là chủ
- nhiệm khoa Ngữ văn đại học Sư Phạm Vinh
- từ năm 1969 cho tới năm
- 1987 Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu về
- chuyên ngành văn học dân gian với những
- công trình khoa học vô cùng nổi tiếng và
- bổ ích hơn Tiến tự được đông đảo mọi
- người yêu mến không Chỉ bởi khả năng của
- mình còn bởi phẩm chất và cốt cách của
- ông phó giáo sư tiến sĩ điện Bình Điền
- đã có những nhận xét vô cùng chân thực
- về nhà nghiên cứu khoảng Tiến tự như sau
- Hình như trời sinh ra thể tự là để làm
- văn học dân gian hồn nhiên tinh tế phí
- phẩm nhẹ nhàng mà sâu sắc thấm thía thầy
- là người giỏi truyền cảm hứng chào cho
- cậu như bất cứ ai với ai Có gì bạn khoăn
- thắc mắc nó khó ngại khổ đến gặp thầy
- Hoàng Tiến tự thấy giải quyết anh chủ
- yếu bằng sự chia sẻ cảm thông động viên
- khoan thai dù gì thủ thỉ mà chấm mang ấm
- ngành nghề bị thuyết phục tự lúc nào
- chẳng hay
- sau khi đã chi nhận được những thông tin
- cơ bản về tác giả Hoàng Tiến tự cô trò
- chúng mình sẽ chuyển sang tìm hiểu chung
- về văn bản
- trên màn hình lúc này là văn bản hình
- ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm
- gì đẹp bằng sen Em hãy dùng video lại
- một chút để ta có thể đọc thật kĩ văn
- bản này à
- em sau khi đọc xong văn bản này chúng ta
- sẽ tìm hiểu chung tác phẩm qua phải đầu
- tiên đó là cần chủ thích Thông qua một
- vài những từ ngữ khó việc chủ thích
- những từ này sẽ giúp các em có thể hiểu
- văn bản hơn đầu tiên ta có từ vị có
- nghĩa là làm thơ ngay khi có cảm hứng để
- miêu tả con người hoặc cảnh vật đây là
- một lối làm theo thời xưa thứ hai hình
- thức nghi vấn nghĩa là hình thức đặt câu
- hỏi
- sự tuyệt đối hóa ở đây Ý nói tác giả
- khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối không gì
- sánh bằng của hoa sen Vậy còn tương đối
- có nghĩa là gì Hãy giúp cô Giải nghĩa từ
- ngày
- yêu
- thương đổi trái nghĩa với tuyệt đối ở
- một mức nào đó trong so sánh với cái
- khác bổ lại cậu ngoại lệ con út trọng là
- gì chạy nghĩa giúp cô từ Âu châu quà câu
- hỏi tương tác sau đây nhé
- rất tốt tôi chọc Khởi nghĩa là xấu xa
- giờ bẩn tiếp theo chúng ta xác định được
- xuất xứ của văn bản này được trích trong
- bình rằng ca dao nhà xuất bản Giáo dục
- năm 1996 chúng ta xác định được kiểu văn
- bản là văn bản nghị luận phân tích một
- tác phẩm văn học hãy cho cô biết vì sao
- ta có thể xác định được văn bản này
- thuộc văn bản nghị luận văn học
- Ừ đúng rồi nhà nghiên cứu Hàm Tiến tự
- trong văn bản này đã đưa ra ý kiến nghi
- lễ và bằng chứng để thể hiện quan niệm
- của mình khi bình luận vẻ đẹp của hình
- ảnh hoa sen trong bài ca dao trong đầm
- gì đẹp bằng sen
- vậy Phương thức biểu đạt chính của văn
- bản này là gì ạ
- chúng ta có thể dễ dàng xác định được
- Phương thức biểu đạt chính của văn bản
- chính là phương thức nghị luận
- kem tìm hiểu bố cục của văn bản văn bản
- này có thể được chia bố cục thành 6 phần
- phần 1 từ đầu cho tới nhân dân Việt Nam
- phần này có nội dung chính là nêu vấn đề
- cần bàn luận ở phần thứ 2 từ tiếp tới có
- tính chất phục phần này đã đi vào phân
- tích câu đầu của bài ca dao
- phần thứ ba tiếp đến vừa mới nở Phân
- tích câu hỏi 2 của bài ca dao phần thứ
- tư tiếp đến chảy không chảy mạnh phần
- này Phân tích câu thử 3 của bài ca dao
- phần 5 tiếp điểm thanh cao trong sạch
- phần này Phân tích câu thứ tư của bài ca
- dao và phần 6 là phần còn lại có nội
- dung chính là tổng kết vấn đề bộ kem tắm
- biển Vậy là qua phần 1 lớn tìm hiểu
- chung cô trò chúng mình đã tìm hiểu
- những thông tin cơ bản về tác giả nhà
- nghiên cứu khoảng Tiến tự và tác phẩm
- hình ảnh hoa sen trong bài ca dao trong
- đầm gì đẹp bằng sen tiết học của chúng
- mình đến đây là kết thúc Cảm tất cả các
- em vì đã quan tâm và theo dõi
- hẹn gặp lại các em Chồng thích học tiếp
- theo để ta sẽ tiếp tục tìm hiểu văn bản
- này
- à à
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây