Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hiểu rõ bản thân SVIP
HIỂU RÕ BẢN THÂN
Thô-mát Am-xơ-trong
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Thô-mát Am-xơ-trong (1899 - 1978) sinh ra tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len.
- Ông là một tác giả với nhiều giải thưởng danh giá, đồng thời là một diễn giả và nhà giáo dục.
2. Văn bản Hiểu rõ bản thân
- Thể loại: Văn nghị luận.
- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
- Bố cục:
II. Đọc hiểu văn bản
1. Dẫn dắt vào vấn đề hiểu rõ bản thân
- Hiểu rõ bản thân không phải quá trình tự nhận thức đơn giản và nhanh chóng vì "bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều".
=> Quá trình hiểu rõ bản thân đòi hỏi ở con người sự suy tư, trăn trở.
2. Bàn luận về vấn đề hiểu rõ bản thân
- Trong hiểu rõ bản thân, tự nhận thức là quá trình quan trọng và đây là quá trình luôn tiếp diễn.
- HIểu rõ bản thân bao gồm việc khám phá bạn là ai - yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì, và bạn nghĩ mình có thể làm được gì cho thế giới này.
- Hiểu rõ bản thân không dừng lại ở một mốc thời gian cụ thể mà luôn tiếp diễn.
- Con người cần đặt ra các câu hỏi cụ thể gồm:
- Năng khiếu nổi bật nhất của bạn là gì?
- Điều gì tốt cho bạn? Bạn có thể hoàn thiện những gì?
- Hi vọng và ước mơ của bạn là gì?
- Điều gì làm bạn hạnh phúc?
- Bạn thật sự muốn học điều gì?
- Mục tiêu hiện tại của bạn là gì?
- Mục tiêu tương lai của bạn là gì?
- Bạn đã học được những gì từ trải nghiệm của bản thân?
- Hiện tại bạn cảm thấy như thế nào? Tại sao lại như vậy?
=> Câu hỏi và các vấn đề được đặt ra liên quan đến vấn đề hiểu rõ bản thân mang tính toàn diện, cụ thể.
3. Khẳng định vấn đề hiểu rõ bản thân qua các gợi ý và lời khuyên
- Lời khuyên: Bạn có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm câu trả lời, hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản đề cập đến vấn đề hiểu rõ bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
- Ngôn ngữ mạch lạc, logic.
- Kết hợp nhiều kiểu câu: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến,...
- Đan cài các biện pháp tu từ như liệt kê, so sánh một cách hợp lí.
IV. Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1. Tác giả quan niệm như thế nào về "quá trình hiểu rõ bản thân"?
- Theo tác giả, "quá trình hiểu rõ bản thân" cũng giống như việc khám phá mình là ai, mình yêu hay ghét điều gì, cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì và mình có thể làm gì cho thế giới này.
Câu 2. Liệt kê một số câu hỏi dùng để tự đánh giá bản thân mà em yêu thích trong văn bản. Sau đó, trả lời những câu hỏi em đã chọn.
- Học sinh có thể lựa chọn những câu hỏi phù hợp với mong muốn của bản thân và đưa ra câu trả lời cụ thể.
- Có thể tham khảo:
+ Mục tiêu hiện tại của bạn là gì? Mục tiêu hiện tại là đạt kết quả học tập tốt trong học kì II - đạt điểm số cao.
+ Mục tiêu tương lai của bạn là gì? Mục tiêu tương lai là được tham dự đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn.
Câu 3. Em có đồng tình với lời khuyên của tác giả: "Tuy nhiên, đừng trả lời câu hỏi một lần rồi bỏ quên chúng. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống – một tháng, sáu tháng tính từ thời điểm hiện tại, hay thời điểm bắt đầu năm học mới."? Hãy lí giải câu trả lời của em.
- Học sinh có thể trả lời theo hướng đồng tình hoặc không đồng tình và đưa ra lí giải phù hợp.
- Ví dụ:
+ Em đồng tình với lời khuyên của tác giả vì tại mỗi thời điểm, mục tiêu và suy nghĩ của chúng ta sẽ khác nhau. Vì vậy, cần phải xem xét lại những mục tiêu và định hướng của bản thân theo thời điểm.
Câu 4. Chỉ khi nhận thức rõ về bản thân, chúng ta mới có thể "cười mình". Theo em, ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể làm gì để hiểu bản thân rõ hơn?
- Ngoài việc tự trả lời những câu hỏi như văn bản gợi ý, chúng ta có thể tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động tình nguyện, lắng nghe góp ý của mọi người để hiểu bản thân rõ hơn.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây