Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hạnh phúc của một tang gia (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia
- Tâm trạng và hành động thể hiện niềm "hạnh phúc" (sung sướng, mãn nguyện) của các thành viên trong tang gia:
- Tâm trạng và hành động thể hiện sự "bối rối" (lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào):
+ Cả gia đình nhao lên mỗi người một cách trước cái chết của cụ cố tổ, đi gọi hết ông lang này đến ông lang khác, cả Tây lẫn Đông.
+ Bọn dâu con thì la ó lên rằng phái già chậm chạp.
+ Tuyết buồn rầu, đau khổ khi không thấy Xuân đến phúng.
+ Cậu tú Tân điên người lên vì nóng lòng được dùng ngay mấy cái mấy ảnh của cậu.
+ Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai của tiệm Âu hóa.
=> Qua những tâm trạng và hành động kể trên, tác giả đã phản ánh một số khía cạnh trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội những năm 20 - 30 của thế kỉ 20. Các thành viên trong gia đình cụ cố Hồng không hề có chút tình cảm thương tiếc nào với người quá cố, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân. Mọi người cố thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi, cử chỉ trống rỗng, giả dối nhằm che giấu cảm xúc thật bên trong.
4. Quá trình đưa tang
- Cách quan sát và miêu tả của tác giả:
+ Cách quan sát: Phối hợp giữa góc nhìn gần với góc nhìn xa tạo ra các viễn cảnh (toàn cảnh) và cận cảnh; cận cảnh và viễn cảnh luân chuyển hài hòa.
+ Cách miêu tả: Vừa chấm phá (toàn cảnh - cảnh đưa đám), vừa đặc tả (cận cảnh - cảnh cất đám, cảnh hạ huyệt).
+ Sự phối hợp giữa góc nhìn toàn cảnh và góc nhìn cận cảnh, quan sát từ xa tới gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ đám đông đi đưa tang đến từng cá nhân trong gia đình có tang,... giúp tác giả phơi bày bản chất giả dối của từng con người và cả xã hội thượng lưu; giúp người đọc nhận ra rằng: Sự giả dối, vô đạo đức thường được che đậy bằng những thứ nghiêm trang giả vờ.
- Sự thể hiện phong cách hiện thực qua cách quan sát, miêu tả: Tác giả đã tái hiện cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt một cách chính xác, chi tiết, cụ thể, sinh động, tạo được hiệu ứng chân thực, khiến cho người đọc có cảm giác như đang được trực tiếp chứng kiến đám ma ấy vậy.
5. Nghệ thuật trào phúng
- Cách đặt nhan đề độc đáo: Sự kết hợp các từ ngữ trái khoáy, oái oăm, gây bất ngờ, khiến cho người đọc tò mò, thích thú, từ đó người đọc đưa ra những chất vấn (gia đình có tang tại sao lại "hạnh phúc"?) và phỏng đoán (có lẽ họ hạnh phúc vì cái chết ấy đã được họ mong chờ từ rất lâu rồi). Qua những chất vấn, ngờ vực đó mà ở người đọc có ý thức phê phán, kết án xã hội suy đồi ấy.
- Cách tạo tình huống trào phúng: Cụ cố tổ chết, cả nhà cụ cố Hồng, ai nấy đều vui mừng, sung sướng nhưng lại giả vờ buồn đau để che đậy niềm hân hoan và những toàn tính lợi ích riêng. Đám tang cụ cố tổ trở thành một dịp may để đám con cháu phô trương địa vị, thanh thế trước bàn dân thiên hạ; khoe khoang những kiểu mốt tân thời mới được thiết kế, những phương tiện hiện đại (máy ảnh) mới sắm; là dịp để giới thượng lưu khoe khoang, nịnh bợ nhau, thỏa mãn các ham muốn trần tục, những vụ toan tính làm ăn,...
- Cách dùng từ ngữ biến hóa, linh hoạt; dùng nhiều từ cổ, từ mượn để miêu tả, kể chuyện, gọi tên sự vật, đặt tên người. Điều này tạo ấn tượng về một không gian đô thị hiện đại, đời sống thị dân sống động nhưng hỗn tạp, lố lăng, dị hợm: lang băm Tây, lang băm Đông, lang Tỳ, lang Phế, hạ lưu, ma cà bông, kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích, kì thủy, lăng-xê,...
- Cách so sánh sáng tạo ý vị hài hước, mỉa mai, châm biếm: Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng; Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ.".
- Cách đặt câu linh hoạt, đa dạng, gồm nhiều câu đơn, câu đặc biệt, câu phức, câu cảm thán chứa đựng trong nó những từ ngữ đối nhau, nghịch nghĩa, tạo cảm giác trái khoáy, ngược đời, bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai của tác giả.
+ Câu đặc biệt, câu đơn:
+ Câu phức, câu cảm thán: Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!
- Cách sử dụng giọng điệu: Tác giả sử dụng giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm xuyên suốt tác phẩm. Ngoài ra tác giả còn sử dụng nhiều tính từ như lắm, mãi, cả, thật,... trong các câu có ý phóng đại hoặc nhấn mạnh, tạo dư vang như Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản Hạnh phúc của một tang gia đã trực tiếp vạch trần bộ mặt giả dối, hám danh, hợm hĩnh, rởm đời của xã hội thương lưu trí thức thành thị đương thời. Gắn với xã hội ngày nay, tác phẩm này có ý nghĩa:
+ Cảnh tỉnh lối sống giả dối, hợm hĩnh, hám danh, hám lợi, vô đạo đức. Lối sống này có thể xuất hiện ở bất kì nhóm người nào, tầng lớp nào trong xã hội. Do đó, nó cần được nhận diện và phê phán.
+ Cần thiết phải có sự xuất hiện của một tầng lớp người không chỉ giàu có về tài sản vật chất mà còn giàu có, sang trọng về mặt tri thức, tinh thần, góp phần dẫn dắt văn hóa và đạo đức xã hội hướng đến văn minh, hiện đại.
2. Nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống trào phúng độc đáo.
- Nghệ thuật quan sát, miêu tả chi tiết, sinh động, chân thực.
- Cách dùng từ ngữ, đặt tên nhân vật, gọi tên đồ vật độc đáo, sáng tạo.
- Cách so sánh, đặt câu, biếm họa chân dung, tạo giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây