Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Hải khẩu linh từ (Phần 2) SVIP
II. Tìm hiểu chi tiết
3. Chi tiết hoang đường, kì ảo
- Những chi tiết kì ảo xuất hiện trong tác phẩm bao gồm:
+ Lời tâu của các phụ lão đất Kỳ Hoa về sự hiển linh của thần miếu nơi đây, nếu nhà vua cùng quan quân không qua đó lễ bái sẽ không thể thuận buồm xuôi gió trên mảnh đất này.
+ Bích Châu ngửa mặt lên xem tượng trời thấy một đám mây đen kì lạ.
+ Khi thuyền đi đến cửa biển thì bỗng gió bão nổi lên, sóng biển gào thét. Khi Bích Châu gieo mình xuống biển thì ngay lập tức gió tan mưa tạnh, biển hết sóng cồn.
+ Vua mộng thấy Giao thần đến yêu cầu giao nộp mỹ nhân.
+ Bích Châu nhiều lần hiện về trong mộng gặp vua Lê.
- Tác dụng chung của các chi tiết hoang đường kì ảo là:
Bên cạnh đó, một số chi tiết kì ảo tiêu biểu còn thể hiện những ý nghĩa riêng biệt như: Bích Châu “hiển linh” hai lần trong hai sự kiện “vãng - hoàn” của vua Lê Thánh Tông. Cả hai lần hiển linh của nàng đều để lại những dấu ấn cụ thể:
+ Lần thứ nhất, nàng giãi bày nỗi oan khuất với vua Lê, được nhận “ơn tái tạo”; (nàng âm thầm phù trợ giúp) nhà vua “đi đến đâu như gió mùa thu bẻ cành khô, núi Thái Sơn đè quả trứng, bắt sống tù trưởng, hát khúc khải hoàn”. Chết mà không mất, linh hồn Bích Châu vẫn “theo giúp cơ binh”, một lòng vì đất nước.
+ Lần thứ hai, nàng tỏ bày sự “không được yên lòng về chỗ vua tôi, chồng vợ” vì ý kết của bài thơ nhà vua ngự đề trên miếu thờ. Nhà vua đã thể theo tâm nguyện của nàng mà sửa lại. Ý thơ ngự đề chuyển từ việc ca tụng công tích của Bích Châu sang việc ghi nhận khí tiết, phẩm giá của nàng. Cũng vì những điều ấy, khi “về đến kinh đô, nhà vua hạ chiếu cho lập đền thờ phu nhân. Chi tiết này chứng tỏ: Dẫu đã là thần tiên cũng vẫn tưởng nghĩ đến ân nghĩa vua tôi, chồng vợ. Bích Châu quả là bậc “anh kiệt trong đám nữ lưu”, là người trọng tình nghĩa hơn công trạng, đáng được ngợi ca, truyền tụng.
4. Quan điểm hiện thực của tác giả
Trong nội dung truyện Hải khẩu linh từ, "bộ máy nhà nước" ở thủy quốc của Quảng Lợi vương và hai bức thư trao đổi giữa vua Lê Thánh Tông với Quảng Lợi vương đã gợi lên nhiều suy ngẫm về quan điểm của tác giả về hiện thực lịch sử, xã hội của đất nước:
- "Bộ máy nhà nước" của Quảng Lợi vương: căn cứ theo mô hình bộ máy cai trị của nhà nước phong kiến đời Lê (đứng đầu là vua, bên dưới là các ban, bộ, ngành với những chức quan, phẩm hàm,...) chúng ta có thể thấy "bộ máy nhà nước" của thủy quốc cũng có tôn ti trật tự cụ thể và pháp độ rõ ràng (được thể hiện qua những chức quan của thủy quốc như thừa tướng, ngự sử, tổng binh, đô đốc,...).
- Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương:
=> Như vậy, ta thấy được quan điểm về hiện thực lịch sử, xã hội của tác giả đó là đề cao vương đạo - phép nước theo tinh thần Nho giáo; coi trọng sự ổn định xã hội và tính tôn ti trật tự của thiết chế nhà nước; đề cao phẩm cách cá nhân, đạo lí làm người,...
5. Nghệ thuật trần thuật
a. Cách sử dụng ngôn ngữ đối thoại
- Thống kê trong đoạn trích, chúng ta có thể thấy tác giả đã sử dụng trên 30 lời thoại. Trong đó, hầu hết, các nhân vật chính đều có lời thoại trực tiếp, thậm chí các nhân vật của thế giới vô hình cũng có lời thoại của riêng mình. Điều này cho thấy một bước tiến đối với truyện thời trung đại nói chung và truyện truyền kì nói riêng. Bởi theo diễn trình phát triển, ngày càng có sự tăng cường ngôn ngữ đối thoại ở thể loại này. Nếu như ở các giai đoạn sơ kì, truyện thời trung đại thường chủ yếu sử dụng phương thức trần thuật (kể, tả,... là chủ yếu) thì đến các giai đoạn sau, đối thoại và ngôn ngữ đối thoại ngày càng chiếm ưu thế trong phương thức và nghệ thuật tự sự. Ngôn ngữ đối thoại trong Hải khẩu linh từ được tác giả sử dụng với tần suất cao (so với các dạng thức lời nói khác); lời thoại (của các nhân vật khác nhau) được tác giả sử dụng khá nhuần nhuyễn, tự nhiên, tương thích với nội dung và diễn biến câu chuyện;... Điều này đã góp phần làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện và mang lại sự thuyết phục trong việc thể hiện chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.
b. Cách kết hợp giữa yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại
- Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại trong câu chuyện được tác giả “tổ chức” ở nhiều lớp, nhiều tầng bậc và khía cạnh: cốt lõi là các sự thật lịch sử; gắn liền với các chi tiết, nhân vật, sự kiện kì ảo xuất hiện từ đầu đến cuối thiên truyện.
- Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại trong truyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm được trọn vẹn và hấp dẫn, lôi cuốn:
+ Nền trị bình của đất nước là thiêng liêng, chính sự quốc gia là việc hệ trọng, mỗi người đều phải có khát vọng phụng sự.
+ Các thế lực siêu nhiên thần thánh cũng theo đó mà chịu nhượng bộ, bị “khuất phục” trước ý chí kiên định, tấm lòng vì nghĩa chân chính của con người.
+ Con người, nếu giữ trọn đạo nghĩa, biết hiến dâng cho mục đích cao đẹp thì sẽ được hoá thân vào lịch sử, trở nên linh thiêng bất tử...
III. Tổng kết
1. Nội dung
Hải khẩu linh từ qua câu chuyện về nàng Bích Châu không chỉ làm hiện lên vẻ đẹp tài đức của nàng, mà còn thể hiện tấm lòng trung trinh, kiên định, xả thân vì nghĩa lớn của Bích Châu. Bên cạnh đó, tác giả Đoàn Thị Điểm cũng qua thực tiễn lịch sử và cảm quan giá trị thời đại mà nhìn nhận, phản ánh và biểu lộ mong mỏi, khát vọng của mình về một vị vua hiền tài, những bậc quan lại hiền đức và một xã hội ổn định, trong sạch.
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây