Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Giữ gìn và phát triển tiếng Việt SVIP
I. Khái quát
- Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.”. Tiếng Việt hình thành cùng với sự xuất hiện của dân tộc, là thành quả của lịch sử dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, vượt qua những thử thách lớn lao, đặc biệt là sự đồng hoá khắc nghiệt của phong kiến phương Bắc, các thế hệ cha ông đã không ngừng bảo vệ và hoàn thiện tiếng Việt để truyền lại cho chúng ta một ngôn ngữ rất giàu và đẹp.
- Hai nhiệm vụ giữ gìn và phát triển tiếng Việt có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Giữ gìn bản sắc là định hướng trong phát triển, còn phát triển là để không ngừng hoàn thiện bản sắc của ngôn ngữ dân tộc. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt là trách nhiệm thiêng liêng của mọi người Việt Nam và con cháu mãi về sau.
II. Thực hành
1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
a) Vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Nội dung nhiệm vụ đó là gì?
- Mục đích của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:
- Nội dung của nhiệm vụ: Theo tác giả Phạm Văn Đồng, việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm 3 nhiệm vụ:
+ Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta.
+ Nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta.
+ Giữ gìn bản sắc và phong cách của tiếng ta trong mọi thể văn (văn học, chính trị, khoa học, kĩ thuật,...).
b) Thế nào là một ngôn ngữ phát triển? Vấn đề phát triển tiếng Việt có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay?
2. Từ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân, hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực.
Một số biểu hiện cụ thể của việc sử dụng tiếng Việt thiếu trong sáng, không chuẩn mực:
- Về ngữ âm: Phát âm không đúng hoặc cố ý thay đổi âm của từ tiếng Việt. Ví dụ: cái lón (cái nón), trà đạp (chà đạp), được hem/ khum (được không).
- Về từ vựng: Dùng từ sai về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa; lạm dụng từ nước ngoài. Ví dụ:
+ Khi ý thức cách mạng, ý thức trách nhiệm đã nhiễm sâu vào đảng viên thì việc gì cũng dễ dàng, thuận lợi.
+ Like is afternoon (thích thì chiều), no four go (vô tư đi) hay độc đáo hơn là sugar sugar ajinomoto ajinomoto (đường đường chính chính)…
- Về ngữ pháp: Dùng từ, đặt câu không đúng các quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt. Ví dụ:
- Về phong cách: Sử dụng từ ngữ, kiểu câu không phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng, nội dung giao tiếp hoặc thể loại văn bản. Ví dụ: Trong giấy mời họp có câu như sau: Cuộc họp chắc chắn bắt đầu lúc 14h, cảm phiền ông bà thu xếp công việc tham gia đúng giờ. Những từ ngữ được in đậm trong câu văn này là những từ dùng sai phong cách về thể loại văn bản. Trong giấy mời họp, ta cần phải sử dụng những từ ngữ mang sắc thái khách quan, trung tính, trang trọng. Cho nên, với trường hợp này, chúng ta có thể thay thế từ "chắc chắn" bằng từ "sẽ", thay từ "cảm phiền" bằng từ "mong".
3. Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) phân tích vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong một bài thơ mà em đã học.
- HS chọn một bài thơ mà em yêu thích và viết đoạn văn theo yêu cầu, nhưng cần chú ý một số nội dung về vẻ đẹp của tiếng Việt như sau:
+ Vẻ đẹp ở bình diện ngữ âm và âm điệu giàu nhạc tính và cách phát âm dễ nghe, dễ nhớ.
+ Vẻ đẹp ở bình diện từ vựng với từ ngữ phong phú, tinh tế...
+ Vẻ đẹp ở bình diện ngữ pháp với sự đa dạng và sâu sắc trong cách kết hợp từ ngữ để biểu đạt thế giới bên ngoài.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây