Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lưu ý: Ở điểm dừng, nếu không thấy nút nộp bài, bạn hãy kéo thanh trượt xuống dưới.
Bạn phải xem đến hết Video thì mới được lưu thời gian xem.
Để đảm bảo tốc độ truyền video, OLM lưu trữ video trên youtube. Do vậy phụ huynh tạm thời không chặn youtube để con có thể xem được bài giảng.
Nội dung này là Video có điểm dừng: Xem video kết hợp với trả lời câu hỏi.
Nếu câu hỏi nào bị trả lời sai, bạn sẽ phải trả lời lại dạng bài đó đến khi nào đúng mới qua được điểm dừng.
Bạn không được phép tua video qua một điểm dừng chưa hoàn thành.
Dữ liệu luyện tập chỉ được lưu khi bạn qua mỗi điểm dừng.
EM BÉ THÔNG MINH - NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN
TRẦN THỊ AN
Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. Hai câu hỏi thử thách ở đây đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí. Nhờ nhanh trí, em bé “đọc” ngay ra sự vô lí của câu hỏi và hiểu ngay ra cần phải ứng xử với sự vô lí ấy như thế nào. Câu trả lời của em bé ở hai tình huống này vẫn theo cách đáp trả sở trường. Đó là trong khi dân làng lo lắng, bao nhiêu lần họp bàn cố gắng đi tìm câu trả lời thì em bé hướng trí thông minh của mình vào việc vạch ra sự vô lí của câu hỏi và bắt người ra câu hỏi thừa nhận sự vô lí đó. Nhờ việc phát hiện ra sự vô lí và đoán trước tình hình, nên em bé đã bảo dân làng giết trâu cho làng ăn, khiến nhà vua phải bái phục. Sau đó, em lại tiếp tục phát hiện sự vô lí của tình huống tiếp theo nên đã nhờ sứ giả mang cây kim về tâu vua rèn dao để làm thịt chim sẻ. Sự đáp trả mang tính tình huống này của em bé đẩy nhà vua vào tình thế hoặc là công nhận sự vô lí của câu hỏi hoặc là phải thực hiện một sự vô lí còn lớn hơn.
Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình, đây là một cách nói phóng đại thường bắt gặp trong truyện dân gian. Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra câu đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia. Người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng của tình huống bằng cách kể về những cách xử lí tình huống sai – “hút, bôi sáp vào chỉ để luồn qua bụng ốc”, về độ căng thẳng của việc tìm câu trả lời – “các nhà thông thái lắc đầu bó tay, các quan đại thần vò đầu suy nghĩ, vua tìm kế hoãn binh bằng việc mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian suy nghĩ”. Tất cả những chi tiết đó tạo độ căng, tạo sức cuốn hút cho câu chuyện, và cũng là cách để nhấn mạnh độ xuất sắc của câu trả lời em bé đưa ra. Với câu trả lời xuất sắc của mình, em bé đã gỡ bí cho cả triều đình, “vua nghe nói như mở cờ trong bụng” và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang – vượt qua thử thách “trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng”.
Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân. Để vượt qua những thử thách của các câu đố, người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy, sự bình tĩnh, bản lĩnh trong ứng xử. Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân [...] Ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có, một ước mơ dẫu chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng trong cuộc sống hằng ngày.
(Trích Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Chọn 3 ý kiến nhỏ trong văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Chỉ ra ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn trên bằng cách nối.
EM BÉ THÔNG MINH - NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN
TRẦN THỊ AN
Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. Hai câu hỏi thử thách ở đây đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí. Nhờ nhanh trí, em bé “đọc” ngay ra sự vô lí của câu hỏi và hiểu ngay ra cần phải ứng xử với sự vô lí ấy như thế nào. Câu trả lời của em bé ở hai tình huống này vẫn theo cách đáp trả sở trường. Đó là trong khi dân làng lo lắng, bao nhiêu lần họp bàn cố gắng đi tìm câu trả lời thì em bé hướng trí thông minh của mình vào việc vạch ra sự vô lí của câu hỏi và bắt người ra câu hỏi thừa nhận sự vô lí đó. Nhờ việc phát hiện ra sự vô lí và đoán trước tình hình, nên em bé đã bảo dân làng giết trâu cho làng ăn, khiến nhà vua phải bái phục. Sau đó, em lại tiếp tục phát hiện sự vô lí của tình huống tiếp theo nên đã nhờ sứ giả mang cây kim về tâu vua rèn dao để làm thịt chim sẻ. Sự đáp trả mang tính tình huống này của em bé đẩy nhà vua vào tình thế hoặc là công nhận sự vô lí của câu hỏi hoặc là phải thực hiện một sự vô lí còn lớn hơn.
Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình, đây là một cách nói phóng đại thường bắt gặp trong truyện dân gian. Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra câu đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia. Người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng của tình huống bằng cách kể về những cách xử lí tình huống sai – “hút, bôi sáp vào chỉ để luồn qua bụng ốc”, về độ căng thẳng của việc tìm câu trả lời – “các nhà thông thái lắc đầu bó tay, các quan đại thần vò đầu suy nghĩ, vua tìm kế hoãn binh bằng việc mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian suy nghĩ”. Tất cả những chi tiết đó tạo độ căng, tạo sức cuốn hút cho câu chuyện, và cũng là cách để nhấn mạnh độ xuất sắc của câu trả lời em bé đưa ra. Với câu trả lời xuất sắc của mình, em bé đã gỡ bí cho cả triều đình, “vua nghe nói như mở cờ trong bụng” và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang – vượt qua thử thách “trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng”.
Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân. Để vượt qua những thử thách của các câu đố, người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy, sự bình tĩnh, bản lĩnh trong ứng xử. Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân [...] Ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có, một ước mơ dẫu chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng trong cuộc sống hằng ngày.
(Trích Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Qua nhân vật em bé thông minh, tác giả dân gian thể hiện hàm ý nào dưới đây? (Chọn 2 đáp án)
EM BÉ THÔNG MINH - NHÂN VẬT KẾT TINH TRÍ TUỆ DÂN GIAN
TRẦN THỊ AN
Kiểu truyện về người thông minh là một kiểu truyện khá phổ biến trong truyện cổ tích trên phạm vi toàn thế giới. Qua việc giải quyết những thử thách bất ngờ, những câu đố trí tuệ, nhân vật người thông minh thể hiện trí tuệ dân gian, qua đó phản ánh ước mơ của họ về một cuộc sống xứng đáng, hạnh phúc hơn. Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân.
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ. Hai câu hỏi thử thách ở đây đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí. Nhờ nhanh trí, em bé “đọc” ngay ra sự vô lí của câu hỏi và hiểu ngay ra cần phải ứng xử với sự vô lí ấy như thế nào. Câu trả lời của em bé ở hai tình huống này vẫn theo cách đáp trả sở trường. Đó là trong khi dân làng lo lắng, bao nhiêu lần họp bàn cố gắng đi tìm câu trả lời thì em bé hướng trí thông minh của mình vào việc vạch ra sự vô lí của câu hỏi và bắt người ra câu hỏi thừa nhận sự vô lí đó. Nhờ việc phát hiện ra sự vô lí và đoán trước tình hình, nên em bé đã bảo dân làng giết trâu cho làng ăn, khiến nhà vua phải bái phục. Sau đó, em lại tiếp tục phát hiện sự vô lí của tình huống tiếp theo nên đã nhờ sứ giả mang cây kim về tâu vua rèn dao để làm thịt chim sẻ. Sự đáp trả mang tính tình huống này của em bé đẩy nhà vua vào tình thế hoặc là công nhận sự vô lí của câu hỏi hoặc là phải thực hiện một sự vô lí còn lớn hơn.
Ở thử thách thứ tư (gắn với câu hỏi cuối cùng), người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình, đây là một cách nói phóng đại thường bắt gặp trong truyện dân gian. Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra câu đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải “thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”. Cách dẫn dắt vấn đề đã đẩy tầm quan trọng của việc trả lời câu đố lên một mức cao: đây là vấn đề danh dự và vận mệnh của quốc gia. Người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng của tình huống bằng cách kể về những cách xử lí tình huống sai – “hút, bôi sáp vào chỉ để luồn qua bụng ốc”, về độ căng thẳng của việc tìm câu trả lời – “các nhà thông thái lắc đầu bó tay, các quan đại thần vò đầu suy nghĩ, vua tìm kế hoãn binh bằng việc mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian suy nghĩ”. Tất cả những chi tiết đó tạo độ căng, tạo sức cuốn hút cho câu chuyện, và cũng là cách để nhấn mạnh độ xuất sắc của câu trả lời em bé đưa ra. Với câu trả lời xuất sắc của mình, em bé đã gỡ bí cho cả triều đình, “vua nghe nói như mở cờ trong bụng” và chinh phục được cả sứ thần ngoại bang – vượt qua thử thách “trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng”.
Như vậy, qua nhân vật em bé, truyện cổ tích Em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân. Để vượt qua những thử thách của các câu đố, người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy, sự bình tĩnh, bản lĩnh trong ứng xử. Ca ngợi trí thông minh của người bình dân, tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp lao động, thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân [...] Ca ngợi trí tuệ người bình dân, truyện cổ tích còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có, một ước mơ dẫu chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng trong cuộc sống hằng ngày.
(Trích Giảng văn văn học Việt Nam Trung học cơ sở, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Chọn 3 ý nghĩa của văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian.
Văn bản dưới đây là được tạo ra tự động từ nhận diện giọng nói trong video nên có thể có lỗi
- Chào mừng các em đã đến với khóa học Ngữ
- Văn lớp 7 bộ sách chân trời sáng tạo
- cùng trang web olm.vn game thân mến cô
- trò chúng ta tiếp tục tìm hiểu văn bản
- em bé thông minh nhân vật kết tinh trí
- tuệ dân gian ở tiết học trước chúng mình
- đã tìm hiểu chi tiết phần nêu vấn đề của
- văn bản này bước sang tiết học thứ hai
- các em cùng cô đến với phần giải quyết
- vấn đề và tổng kết vấn đề của văn bản
- chúng mình đều biết rằng văn bản mà ta
- tìm hiểu là một văn bản nghị luận đối
- với một văn bản nghị luận có ba yếu tố
- quan trọng nhất không thể thiếu mà ta
- cần phải tìm hiểu đó chính là ý kiến lý
- lẽ và bằng chứng chính bởi vậy kem sẽ
- cùng cô làm sáng tỏ ý kiến lia lẽ và
- bằng chứng xuất hiện trong phần giải
- quyết vấn đề của văn bản ở tiết học
- trước các em đã biết ý kiến lớn của văn
- bản chính là trong truyện em bé thông
- minh thông qua 4 lần Thử Thách rất là
- dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân
- hãy chỉ ra những ý kiến nhỏ mà tác giả
- sử dụng để làm sáng tỏ cho ý kiến lớn
- này
- tác giả đã sử dụng 3 ý kiến nhỏ như sau
- Ý kiến nhỏ đầu tiên thông qua thử thách
- đầu tiên gắn với câu hỏi thứ nhất tác
- giả dân gian đề cao sự thông minh trong
- ứng xử mà chủ yếu là một phản xạ ngôn
- ngữ lanh lẹ và sắc sảo ý kiến nhỏ thứ
- hai như sau ở thử thách thứ Hai và thứ
- ba gắn với câu hỏi thứ hai thứ ba Các
- sản dân gian muốn khẳng định sự Mẫn Tiệp
- của trí tuệ dân gian qua đó bày tỏ ước
- mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt
- chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng
- lớp người trong xã hội đều được nới lỏng
- và cởi bỏ và đây chính là ý kiến nhỏ thứ
- ba mà tác giả Trần Thị An đã sử dụng ở
- thử thách thứ 4 gắn với câu hỏi cuối
- cùng người kể chuyện đã nâng nhân vật em
- bé lên một tầm cao mới vượt lên cả triều
- đình hai nước nhấn mạnh vị thế Áp đảo
- của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung
- đình Đây là một cách nói phóng đại
- thường bắt gặp trong chuyện dân gian
- các em hãy tiếp tục theo dõi bài giảng
- để cùng cô tìm ra hệ thống các lý lẽ và
- bằng chứng mà tác giả đã dùng để làm
- sáng tỏ cho các ý kiến nhỏ trước tiên em
- hãy chỉ ra lý lẽ và bằng chứng mà tác
- giả đã sử dụng ở Ý kiến nhỏ đầu tiên
- ở Ý kiến nhỏ đầu tiên lý lẽ là thử thách
- này là một tình huống thử thách Tư duy
- và việc sử dụng ngôn ngữ còn bằng chứng
- là trước câu hỏi khó em bé đã đáp trả
- lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người
- đó để chỉ ra rằng đây là một câu hỏi
- không thể có câu trả lời tương tự như
- vậy ở Ý kiến nhỏ thứ hai và ý kiến nhỏ
- thứ ba tác giả cũng đưa ra được các lý
- lẽ và bằng chứng để chứng minh cho quan
- điểm của mình Chúng ta quan sát trên màn
- hình đây chính là một số những lý lẽ và
- bằng chứng tiêu biểu trong đó lý lẽ
- chính là những lý giải phân tích về tác
- phẩm còn bằng chứng là những sự việc chi
- tiết từ ngữ
- hấp dẫn được trích từ tác phẩm truyện cổ
- tích em bé thông minh
- qua những tìm hiểu vừa rồi chúng ta cùng
- đi đến nhận xét như sau lý lẽ thể hiện
- được quan điểm của người viết bằng chứng
- xác thực thuyết phục còn các lập luận
- thì phù hợp thuyết phục làm sáng tỏ được
- trí tuệ dân gian của nhân vật em bé
- trong truyện cổ tích em bé thông minh
- chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần cuối
- cùng của bài văn
- đó chính là phần tổng kết Vấn đề
- ở trong phần này chúng ta thấy tác giả
- đã khẳng định được trí tuệ dân gian qua
- nhân vật em bé thông minh đó là sự nhanh
- trí khả năng quan sát đầy tinh tường khả
- năng ứng phó nhanh nhạy sự bình tĩnh và
- bản lĩnh trong ứng xử Vậy qua hình tượng
- nhân vật em bé thông minh tác giả dân
- gian muốn gửi gắm những hàm ý gì
- Tác giả dân gian muốn đề cao tầng lớp
- lao động thể hiện sự tự hào về trí tuệ
- bình dân đồng thời thể hiện ước muốn có
- được một cuộc sống xứng đáng với trí tuệ
- mà họ có ước mơ dẫu chưa thành hiện thực
- nhưng đó cũng là một niềm an ủi và niềm
- hy vọng cho những bất công và cực nhọc
- mà người nông dân phải chịu đựng trong
- cuộc sống hàng ngày tác giả Trần Thị An
- đã có cách tổng kết vấn đề rất ngắn gọn
- và cô đọng Đồng thời qua đó còn khơi gợi
- những suy ngẫm trong tâm hồn của bạn đọc
- đó không chỉ là những suy ngẫm về nhân
- vật em bé thông minh mà còn về cuộc sống
- của tầng lớp lao động kết thúc tiết học
- chúng ta sẽ cùng nhau rút ra ý nghĩa của
- văn bản em bé thông minh nhân vật kết
- tinh trí tuệ dân gian Hãy tìm những ý
- nghĩa của văn bản này
- chính xác văn bản này giúp cho người đọc
- có thể hiểu thêm về nhân vật em bé thông
- minh và truyện cổ tích em bé thông minh
- đồng thời giúp người đọc biết cách phân
- tích một tác phẩm văn học chúng ta sẽ
- ứng dụng những điều này trong kỹ năng
- viết cũng như là kỹ năng nói và nghe và
- mũi cuối cùng văn bản còn bồi dưỡng và
- hun đúc cho người đọc năng lực ngôn ngữ
- năng lực thẩm mỹ đây chính là những năng
- lực vô cùng quan trọng đối với học sinh
- chúng mình đấy thế ạ thích học của chúng
- ta đến đây là kết thúc cảm ơn các em vì
- đã quan tâm và theo dõi hi vọng tiết học
- cung cấp cho các em những tri thức và
- bài học quan trọng bổ ích Hẹn gặp lại
- chúng mình trong Những tiết học sau cùng
- với olm.vn của Chúc các em luôn học tốt
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây