Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc: Người mẹ vườn cau SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
(Nguyễn Ngọc Tư)
- Tên thật: Nguyễn Ngọc Tư.
- Sinh năm: 1976.
- Quê quán: Đầm Dơi, Cà Mau.
- Phong cách sáng tác:
+ Viết xoay quanh chuyện đời thường lại có sức hút đặc biệt lôi cuốn độc giả vì bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu.
+ Giọng văn đậm chất Nam Bộ, nhẹ nhàng, đơn giản, bình dị.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng bất tận, Giao thừa, Biển người mênh mông, Cái nhìn khắc khoải, Ngọn đèn không tắt, Yêu người ngóng núi, Gáy người thì lạnh, Khói trời lộng lẫy, Biển của mỗi người,…
2. Tác phẩm
- Thể loại:
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Xuất xứ: tập truyện ngắn Xa xóm mũi.
- Bố cục:
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Đề tài, chủ đề
- Đề tài: người mẹ.
- Chủ đề: ca ngợi những con người giàu đức hi sinh vì lí tưởng cách mạng lớn lao, đánh đổi tất cả cho nền hòa bình cho Tổ quốc ta.
2. Cốt truyện
=> Cốt truyện đơn giản, bình dị nhưng chứa đựng câu chuyện ý nghĩa, khơi gợi nhiều suy nghĩ trong lòng bạn đọc.
3. Nhân vật
a. Nhân vật "người mẹ vườn cau"
* Hoàn cảnh của "người mẹ vườn cau"
* Ngoại hình của "người mẹ vườn cau"
- "Gầy gò, cười phô cả lợi".
- "tóc nội cũng trắng phau phau".
- "bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc".
- "dáng còm cõi".
- "đôi mắt già nua, nheo nheo".
=> Ngoại hình hằn rõ dấu hiệu của thời gian trôi qua đời người. Ngoại hình của "nội" gợi sự mộc mạc, gần gũi, thân thương.
* Phẩm chất, tính cách của "người mẹ vườn cau"
- Giản dị, chân chất, mộc mạc
+ Nội sống trong mái nhà lá đơn sơ.
+ Bữa giỗ chú Sơn (con ruột của nội) chỉ vài ba món: canh chua cá rô đồng, mắm kho bông súng. -> Món ăn giản dị, mộc mạc, đậm hương vị vùng quê Nam Bộ.
- Đôn hậu
+ Nội hỏi han, quan tâm, lo lắng cho sức khoẻ của ba và "tôi".
+ Nội gắp thức ăn cho "tôi".
+ Nội ôm "tôi" vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kèn kẹt.
+ Nội nắm tay "tôi".
+ Nội dẫn "tôi" ra ngắm khu vườn quê giàu hương sắc.
+ Nội mắc mùng cho "tôi" ngủ.
+ Nhớ ba và "tôi" khi mọi người không về thăm được, gửi chú Biểu xâu ếch quê.
- Giàu đức hi sinh
+ Sống thui thủi một mình vì các con đã hi sinh trên chiến trường khi làm nhiệm vụ.
+ Góp công sức cho kháng chiến, cho Cách mạng: đưa thư, tin tức, mang thức ăn cho "ba" và những người chiến sĩ.
=> Bằng lối viết giản dị, tác giả đã khắc hoạ chân thực, cảm động hình ảnh "người mẹ vườn cau" - một người mẹ, người bà đáng kính, đáng trân trọng. Bà là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng.
b. Các nhân vật khác
* Nhân vật "tôi"
- Phát hiện đầy mới mẻ của "tôi" về khái niệm "anh hùng".
Khi được nghe ba giải thích, "tôi" nhận ra không phải anh hùng nào cũng cao to, đẹp khoẻ. Có những người nhỏ bé, già nua nhưng có nhiều công lao, đóng góp như nội cũng được coi là anh hùng.
- Kính trọng, yêu thương nội, trân trọng những giây phút, những kỉ niệm được bên nội.
+ Dù chỉ là những món ăn dân dã, mộc mạc (canh chua cá ra đồng, mắm kho bông súng) nhưng "Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế".
+ Tận hưởng vẻ đẹp của khu vườn quê với "cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non", "Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau",...
+ Luôn quấn quýt, gắn bó với nội: ngồi vào lòng nội, muốn ngủ với nội "con ra ngủ với bà nghe".
* Nhân vật người ba, các chú đồng đội - "con" của nội:
+ Coi "người mẹ vườn cau" như người mẹ ruột thịt sinh ra mình, gọi mẹ của một người đồng đội là "má Tư".
+ Thường xuyên lui tới thăm nom "người mẹ vườn cau".
+ Khi xa thì nhớ thương da diết.
=> Các nhân vật phụ đều rất đỗi yêu quý, kính trọng "người mẹ vườn cau". Họ luôn biết ơn, tự hào trước sự hi sinh và tình cảm của bà.
4. Ngôn ngữ
* Ngôn ngữ người kể chuyện
- Tự nhiên, giản dị, không màu mè.
- Đậm màu sắc Nam Bộ qua các từ ngữ địa phương:
+ "Chưa bao giờ tôi được ăn lại nghe ngon như thế." ("nghe" nghĩa là "thấy", "cảm nhận")
+ "Chú Biểu quần vo tới gối, uống rượu tòn tọt, cười khà." ("tòn tọt" nghĩa là "(uống) rất nhanh và nhiều)
+ "Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được." ("mùng" nghĩa là "màn chống muỗi")
* Ngôn ngữ nhân vật: Lời nói đối thoại mộc mạc, giản dị, phóng khoáng, đậm chất Nam Bộ:
- "Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm." ("vầy" nghĩa là "vậy")
- "Tiên tổ mầy, sao mà giống cha quá vậy?" ("mầy" nghĩa là "mày")
- "Rồi vợ mày chạy lại méc má cho mầy coi." ("méc" có nghĩa là "mách, nói cho ai đó nghe điều gì đó"
- "Tưởng đâu lũ mày quên má, quên hết tụi tao." ("má" nghĩa là "mẹ", "tụi tao" nghĩa là "bọn tao")
=> Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất Nam Bộ đã góp phần khắc hoạ thành công hoàn cảnh, tính cách nhân vật, qua đó câu chuyện trở nên chân thực, cụ thể hơn. Không chỉ vậy, ta còn thấy được phog cách sáng tác, tình yêu với ngôn từ quê hương của tác giả Nguyễn Ngọc Tư.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Truyện Bà mẹ vườn cau đã miêu tả thành công hình ảnh bà mẹ Việt Nam anh hùng giản dị, đôn hậu và những người con không cùng máu mủ nhưng giàu nghĩa tình.
- Câu chuyện gửi gắm đến bạn đọc thông điệp về lối sống "uống nước nhớ nguồn".
2. Hình thức
- Cốt truyện đơn giản, bình dị, không có những sự kiện gay cấn, cao trào.
- Ngôn ngữ mộc mạc, đậm màu sắc Nam Bộ.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây