Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc mở rộng theo thể loại: Tự do SVIP
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Pôn Ê-luy-a
- Sinh năm 1895, mất năm 1952.
- Tên khai sinh là Ơ-gien Ê-min Pôn Granh-đen.
- Quê quán: sinh ra tại Xanh Đơ-ni và mất tại Pa-ri.
- Ông là một trong những người sáng lập trào lưu siêu thực Pháp - một trào lưu nghệ thuật lớn có ảnh hưởng đến cả thi ca và hội họa.
- Nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt và in trong các tuyển tập thơ Pháp: Đẹp hơn nước mắt (thơ kháng chiến Pháp); Cái chết, tình yêu, sự sống (song ngữ Pháp - Việt), Thơ Pôn Ê-luy-a (song ngữ Pháp Việt),...
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ Ra đời năm 1941, khi Đức quốc xã chiếm đóng Pháp trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Bản dịch của dịch giả Phùng Văn Tửu có lược bớt một số khổ thơ ở giữa.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Chủ thể trữ tình
- Giá trị mà chủ thể trữ tình theo đuổi: sự tự do.
+ Từ TỰ DO được tách ra ở cuối bài, đứng độc lập với các khổ thơ còn lại như một khổ thơ riêng, được nhấn mạnh và khẳng định như một giá trị vĩnh cửu, thiêng liêng, tối cao mà chủ thể trữ tình suốt đời bảo vệ và tôn thờ.
+ Tiếng TỰ DO có thể mang đến phép màu bắt đầu lại cuộc đời cho chủ thể trữ tình, vì ngay từ thời thơ ấu chủ thể đã say mê kiếm tìm tự do như kiếm tìm lẽ sống của đời mình. Niềm tin vào sự hiện diện của tự do đã giúp chủ thể có đủ niềm tin và dũng khí vượt qua mọi thăng trầm, thử thách của cuộc đời.
2. Các hình ảnh thơ và các hành động của chủ thể trữ tình
a. Hình ảnh thơ và các hành động của chủ thể trữ tình
- Hành động viết tên em được liên kết với những hình ảnh sau:
+ Khổ 1 - 2 (trang vở học sinh, bàn học, cây xanh, đất cát, tuyết, trang sách đã đọc, trang vở chưa dùng, đá, máu, giấy, tro tàn): những hình ảnh gắn với việc học tập, vui chơi của tuổi thơ, hành trình học vấn dang dở và những tổn thương, mất mát trong bom đạn chiến tranh.
+ Khổ 3 (vàng son, gươm đao, mũ áo các vua quan): những hình ảnh gắn với lịch sử dài lâu của đất nước.
+ Khổ 4 (sa mạc, rừng hoang, tổ chim, hoa trái): những hình ảnh gắn với thế giới tưởng tượng của trẻ thơ.
+ Khổ 5 - 6 - 7 - 8 (điều huyền diệu của đêm, khoanh bánh mì trắng, các mùa, trời xanh, mặt ao rêu mốc phản chiếu mặt trời, trăng trên hồ, hừng đông, tàu thuyền, núi non, mây, bão, mưa): những hình ảnh gắn với cuộc sống con người trưởng thành, từ mộng mơ đến thực tế, từ đẹp đẽ đến tầm thường, từ giông bão đến bình yên,...
+ Khổ 9 - 10 - 11 (cây đèn thắp sáng và lụi dần, họ hàng quây quần, nơi trú ẩn tan hoang, ngọn hải đăng đổ nát, bức tường ngao ngán, sức khoẻ phục hồi, hiểm nguy tan biến, hi vọng không vấn vương, hi vọng không có kí ức): những hình ảnh ẩn ví với thăng trầm, những hiểm nguy và sự vượt thoát hiểm nguy trong cuộc đời.
- Sự chuyển dịch từ hành động viết tên em đến gọi tên em:
b. Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, siêu thực
- Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng là những hình ảnh cụ thể nhưng đại diện cho những ý niệm triết lí trừu tượng.
- Hình ảnh mang ý nghĩa siêu thực là những hình ảnh kết hợp những yếu tố vốn dĩ không thể kết hợp nhằm tạo những liên tưởng bất ngờ về những ám ảnh trong tâm hồn chủ thể (sự kết hợp, đồng hiện các hình ảnh ngày và đêm, quá khứ và hiện tại, thực và hư trong mỗi khổ thơ).
+ Hình ảnh trang sách đã đọc - trang vở chưa từng - đá - máu - giấy - tro tàn gợi liên tưởng đến cảnh tượng bom đạn tàn phá trường học, làm dang dở những ước mơ học hành của trẻ em
3. Chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo và thông điệp
a. Chủ đề
- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà tác giả nêu lên trong tác phẩm.
b. Tư tưởng
- Tư tưởng là cách nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với vấn đề.
- Tư tưởng trong bài:
+ Sự ca ngợi, bảo vệ và ủng hộ tự do trong bất kì hoàn cảnh nào dù có đau thương đến đâu.
c. Cảm hứng chủ đạo
- Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mạnh mẽ của tác giả gắn với tư tưởng đó.
d. Thông điệp
- Thông điệp là những giá trị, bài học,... mà người viết gửi gắm qua tác phẩm.
- Đặt vào hoàn cảnh nước Pháp bị chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bài thơ thể hiện thông điệp: Tự do luôn hiện diện dù thực tại có khó khăn, gian nan thế nào đi nữa, và cuối cùng con người sẽ đạt được tự do.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Bài thơ là khúc ca ngợi ca tự do - một giá trị thiêng liêng, vĩnh cửu và cao quý nhất trong cuộc đời con người.
- Tác phẩm khắc họa hành trình tìm kiếm tự do từ tuổi thơ, qua những thăng trầm của cuộc đời, đến khi đạt được sự tự do trọn vẹn của nhân vật trữ tình.
2. Nghệ thuật
- Kết hợp những hình ảnh tượng trưng và siêu thực.
- Sử dụng biện pháp tu từ điệp cấu trúc, liệt kê,...
- Ngôn ngữ cô đọng, hình ảnh giàu sức gợi.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây