Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đọc mở rộng theo thể loại: Tốt-tô-chan (Totto-chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương SVIP
Tốt-tô-chan (Totto-chan) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
Theo Phạm Ngọ
I. Tìm hiểu chung
1. Phương thức biểu đạt
2. Bố cục
Văn bản gồm đoạn Sa-pô và 3 phần:
- Sa-pô: Tóm tắt nội dung bài viết và thể hiện cảm xúc của tác giả đối với văn bản.
- Phần 1 (đoạn 1, 2): Nêu sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc.
- Phần 2 (đoạn 3 - 8): Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Phần 3 (còn lại): Sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị cuốn sách.
II. Đọc - hiểu chi tiết
1. Sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc
- Trong năm đầu tiên phát hành, cuốn sách đã đạt kỉ lục với 4,5 triệu bản.
- Được rất nhiều thiếu nhi yêu thích và trở thành quyển sách gối đầu của các em.
2. Giới thiệu về tác giả và cuốn sách
- Cuốn sách Tốt-tô-chan bên cửa sổ được viết bởi nữ tác giả người Nhật Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô (Kuroyanagi Tetsuko).
3. Nội dung của cuốn sách và những điều đặc biệt của cuốn sách
a. Nội dung của cuốn sách
Nội dung chính của câu chuyện Tốt-tô-chan (Totto-chan) bên cửa sổ là về cuộc sống của một cô bé tên là Tốt-tô-chan ở một ngôi trường đặc biệt. Ngôi trường này được thành lập bởi một giáo viên có tâm huyết, ông Kô-ba-gia-sơ-ki, với mục tiêu giáo dục trẻ em theo phương pháp tự nhiên và sáng tạo. Tốt-tô-chan và các bạn học của cô được học tập và chơi đùa trong những toa tàu cũ được sửa chữa thành lớp học. Họ được tự do khám phá thế giới xung quanh, thể hiện cá tính và sở thích riêng, và học hỏi những điều mới mẻ từ nhau và từ ông Kô-ba-gia-sơ-ki. Câu chuyện là một tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Nhật Bản, được viết dựa trên ký ức thời thơ ấu của tác giả Ku-rô-gia-na-ghi Tét-su-kô. Câu chuyện mang đến cho người đọc những cảm xúc đan xen giữa vui buồn, nhẹ nhàng và sâu sắc, về tuổi thơ, tình bạn, tình yêu và ước mơ.
b. Những điều đặc biệt của cuốn sách
- Bức tranh minh họa cho cuốn sách được tác giả cất công chọn lựa từ các bức tranh thiếu nhi của cố họa sĩ I-qua-sa-ki Chi-hi-ro (Iwasaki Chihiro). Bức tranh này cũng đã trở thành một phần không thể thiếu của tác phẩm.
- Ngôi trường không có đồng phục.
- Thầy hiệu trưởng dành lời khen cho học sinh và cả cô bé Tốt-tô-chan khiến cô cảm thấy hạnh phúc.
4. Bài học được rút ra từ câu chuyện
- Giáo dục và truyền tải những bài học, những thông điệp tới những đứa trẻ cần thấu hiểu.
- Tìm hiểu những đứa trẻ xem chúng khát khao ước mơ nào và muốn thực hiện nó như thế nào.
- Thay đổi cách dạy của các bậc phụ huynh và giáo viên.
III. Tổng Kết
1. Giá trị nội dung
- Giới thiệu câu chuyện về cô bé Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô.
- Ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này: giáo dục dựa trên tình yêu thương và tôn trọng trẻ.
2. Giá trị nghệ thuật
- Mang các đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách.
- Kết hợp các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Kết hợp giữa phương thức thuyết minh và tự sự.
IV. Luyện tập
Câu 1. Văn bản này gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
Văn bản gồm đoạn Sa-pô và ba phần:
- Đoạn Sa-pô: Sự phổ biến của tác phẩm qua số lượng phát hành và sự yêu thích của người đọc.
- Phần 1 (đoạn 1, đoạn 2): Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Phần 2 (đoạn 3 - đoạn 8): Tóm tắt nội dung của cuốn sách, nêu ấn tượng của người viết về cuốn sách.
- Phần 3 (hai đoạn cuối): Sự phổ biến của cuốn sách trên toàn thế giới và ý kiến của người viết về giá trị của cuốn sách.
Câu 2. Xác định cách triển khai thông tin của đoạn văn sau: “Từ đây, hành trình đến trường … Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”. Nêu tác dụng của cách triển khai này.
Đoạn văn được triển khai theo lối diễn dịch, trong đó, câu chủ đề là câu đầu tiên của đoạn:
“Từ đây, hành trình đến trường của Tốt-tô-chan trở thành những ngày tháng thú vị, không còn bị mọi người chê trách như ở trường cũ."
Tác dụng: Câu đầu làm nội dung chính của đoạn văn, các câu còn lại bổ sung, làm rõ ý chi câu chủ đề.
Câu 3. Xác định thông tin cơ bản của văn bản, thông tin ấy được thể hiện qua những chi tiết nào? Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết của văn bản.
Thông tin cơ bản: Giới thiệu câu chuyện về Tốt-tô-chan và cách giáo dục ở ngôi trường Tô-mô ý nghĩa nhân văn trong cách giáo dục của thầy hiệu trưởng và ngôi trường này; giáo dục dựa trên tình yêu thương và tôn trọng trẻ.
Câu 4. Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản tạo nên hiệu quả gì?
Việc đưa hình ảnh bìa sách vào văn bản giúp học sinh cảm nhận được hình ảnh cô bé Tốt-tô-chan, tăng sức thu hút với người đọc.
Câu 5. Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì? Những đặc điểm nào của văn bản góp phần đạt được mục đích ấy?
Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích giới thiệu cuốn và lan tỏa ý nghĩa của phương pháp giáo dục trẻ em này rất tiến bộ của thầy hiệu trưởng trường Tô-mô. Những đặc điểm của văn bản góp phần đạt được mục đích này là:
- Cấu trúc văn bản.
- Sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
- Sự kết hợp giữa phương thức thuyết minh và tự sự.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây