Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Lá Diêu Bông SVIP
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nhà thơ Hoàng Cầm sinh năm 1922, mất năm 2010, tên khai sinh là Bùi Tằng Việt, quê gốc tại Bắc Ninh, sinh ra tại Bắc Giang.
- Ông có giọng thơ trữ tình, mượt mà, được nhiều thế hệ độc giả yêu thích. Ngoài những tìm tòi cách tân về nghệ thuật, ông vẫn giữ cho riêng mình một vốn ngôn ngữ và hình ảnh đặc trưng của mảnh đất Kinh Bắc.
- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: kịch thơ Kiều Loan (1945), tập thơ Mưa Thuận Thành (1987),...
2. Tác phẩm
Lá Diêu Bông được sáng tác vào năm 1959, trích trong tập Mưa Thuận Thành. Theo tự thuật của tác giả, bài thơ kể về tình cảm thầm kín của ông đối với người chị hàng xóm của mình thời thơ ấu.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hình ảnh lá Diêu Bông
- Lá Diêu Bông vốn là hình ảnh không có thật, không có tên trong từ điển sinh học. Tuy nhiên, trong bài thơ này, hình ảnh ấy là một sáng tạo của Hoàng Cầm, một biểu tượng quan trọng trong bài thơ.
- Ý nghĩa của hình ảnh lá Diêu Bông:
+ Là hình ảnh gắn kết mọi sự việc, một mối quan hệ, mọi nhân vật vào một câu chuyện.
+ Tượng trưng cho một tình yêu và hạnh phúc lí tưởng mà cả "chị" và "em" đều khát khao tìm kiếm. Khi đối mặt với hiện thực phũ phàng của tuổi trưởng thành và đời sống hôn nhân, "chị" dần tan vỡ và buông bỏ ảo vọng về tình yêu lí tưởng đó, trong khi chủ thể trữ tình "em" từ chối buông bỏ và dùng cả cuộc đời để tiếp tục bảo vệ tình yêu này, dù có thể không phải dành cho "chị" nữa.
+ Cho thấy hành trình đi tìm chiếc lá là hành trình "em" tìm kiếm không chỉ tình yêu mà còn là bản ngã của chính mình; với "chị", thông qua "em", cũng là hành trình "chị" trưởng thành và hiểu thêm những ý nghĩa về tình yêu, về cuộc đời, về sự bất toàn của đời sống.
2. Nhân vật người chị
- Tâm tư, khát khao của người chị:
- Phép điệp cấu trúc Chị + "chau mày"/"lắc đầu"...: cho thấy những phản ứng của "chị" tăng tiến dần, ban đầu là từ chối chiếc lá của em (chau màu đâu phải lá Diêu Bông), sau đó từ chối trả lời (lắc đầu trong nắng vãn bên sông), từ chối cả câu đối năm nào (cười xe chỉ ấm trôn kim) và cuối cùng là từ chối tiếp xúc với chủ thể trữ tình (xòe tay phủ mặt Chị không nhìn).
- Những lần phản ứng của "chị" rất khác nhau, hé mở những thái độ, cảm xúc khác nhau và cũng gợi lên nhiều cách hiểu. Tùy góc nhìn, có thể hiểu và giải thích các phản ứng của "chị" theo nhiều cách, chẳng hạn:
+ (1) "Chị" chỉ nói đùa (vì biết rằng câu đố mình đưa ra là "bất khả giải") nhưng "em" lại tin là thật, luôn hi vọng có được tình yêu và không ngừng ra đi tìm kiếm ảo ảnh, ảo vọng.
+ (2) Cả "chị" và "em" đều mong tìm được lá Diêu Bông nhưng mỗi người hình dung về nó theo cách riêng và những chiếc lá "em" mang về đều không thỏa được ước mong của "chị".
+ (3) Như cách hiểu (2) và thêm: vì những lí do nào đó (sự sắp đặt của cha mẹ, sự đưa đẩy của số phận,....) đã đến lúc "chị" buộc phải đi lấy chồng, không thể trông chờ "em" mải mê đi tìm lá.
Nếu theo cách hiểu (2), (3), phản ứng của "chị" sau mỗi lần "em" tìm thấy lá có thể hiểu: Lần thứ nhất, "chị chau mày" phủ nhận, phải chăng bởi chiếc lá em mang về quá sớm, không giống với hình dung của "chị"? Lần thứ hai, "chị lắc đầu...", lá tìm về vẫn chưa đúng song có thể chưa hết hẳn hi vọng, phải chăng lòng "chị" vẫn khắc khoải mong chờ qua cái nhìn xa xăm "trông nắng vãn bên sông"? Lần thứ ba, "chị cười xe chỉ ấm trôn kim" chắc bởi lí do nào đó, "chị" buộc phải đi lấy chồng, không thể trông chờ "em" mải mê đi tìm lá? Lần thứ tư, "xòe tay phủ mặt chị không nhìn" phải chăng là bởi giờ đây chiếc lá "em" tìm về dù đúng, dù sai thì cũng đã quá muộn? "Chị không nhìn" bởi không còn dám mơ tưởng đến điều gì nữa hay chị đã hiểu rằng trong thực tế, cả tình yêu lẫn hạnh phúc không hẳn giống với tưởng tượng và ước mơ, đều có giới hạn và bất toàn?
--> Có thể có nhiều cách hiểu. Tuy nhiên, có thể khẳng định những cung bậc cảm xúc khác nhau của "chị" đã được Hoàng Cầm thể hiện rất khéo léo, tinh tế bằng cách đặt "chị" và "em" vào các tình huống, cảnh ngộ giao tiếp, bày tỏ thái độ, cảm xúc khác nhau.
3. Cảm xúc của chủ thể trữ tình
- "Em" luôn có cái nhìn chăm chú, luôn dõi theo không rời đối với "chị". Vì câu nói bâng quơ của "chị" mà "em" đã mải miết kiếm tìm chiếc lá Diêu Bông - một chiếc lá không có thật.
- Phép điệp cấu trúc "... Em tìm thấy lá" kết hợp với sự liệt kê hàng loạt các mốc thời gian thay đổi nhưng hành động không thay đổi.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Bài thơ cho thấy tình yêu đơn phương mãnh liệt nhưng đầy trớ trêu, cay đắng của nhân vật "em" đối với "chị" - một cô gái xứ Kinh Bắc duyên dáng. Tình yêu ấy xuyên suốt cuộc đời của nhân vật "em", khiến cho "em" phải "một đời nợ suốt Diêu Bông".
2. Nghệ thuật
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây