Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Thực hành đọc hiểu: Phò giá về kinh SVIP
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: PHÒ GIÁ VỀ KINH
Trần Quang Khải
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Trần Quang Khải (1241 - 1294), con trai thứ ba vua Trần Thái Tông.
- Là Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên (lần 2: 1284 - 1285 và lần 3: 1287 - 1288). Cụ thể là trong hai trận Hàm Tử và Chương Dương.
2. Tác phẩm
Văn bản thuộc thể loại ngũ ngôn tứ tuyệt.
a. Xuất xứ
- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.
b. Hoàn cảnh sáng tác
Sau chiến thắng vang dội ở Chương Dương, Hàm Tử, giải phóng kinh đô năm 1285, ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh. Khi đó, Trần Quang Khải đã tức cảnh làm bài thơ này.
II. Đọc - tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Hai câu thơ đầu: Hào khí chiến thắng của dân tộc
- Hai câu đầu nói về chiến thắng quan trọng của quân và dân ta, trong đó có sự góp sức của tác giả, mang tính thời sự nóng hổi.
- Các động từ mạnh “đoạt”, “cầm” với nhịp điệu ngắn, nhanh diễn tả diễn tả sức mạnh hào hùng và không khí chiến thắng của dân ta.
⇒ Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.
2. Hai câu còn lại: Khát vọng muôn đời thái bình, thịnh trị
- Lời động viên, xây dựng và phát triển đất nước trong cảnh thái bình: “thái bình tu trí lực”.
- Khẳng định sự bền vững, thịnh trị của đất nước: “vạn cổ thử giang san”.
- Đó không chỉ là khát vọng của một người mà là mong ước, khát khao của toàn dân tộc.
Bạn có thể đánh giá bài học này ở đây