Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 Sở GD&ĐT Hải Phòng năm 2020-2021 SVIP
Cho hai biểu thức:
$A = 3\sqrt7 -\sqrt{28} +\sqrt{175} -3$;
$B = \dfrac{x-\sqrt x}{\sqrt x} + \dfrac{x +\sqrt x}{\sqrt x+1}$ (với $x >0$)
a. Rút gọn biểu thức $A$ và biểu thức $B$.
b. Tìm giá trị của $x$ để giá trị biểu thức $A$ bằng ba lần giá trị biểu thức $B$.
Hướng dẫn giải:
a.
$A = 3\sqrt7 -\sqrt{28} +\sqrt{175} -3 = 3\sqrt7 - 2\sqrt 7 +5\sqrt 7 - 3 = 6\sqrt7 - 3.$
Với $x>0$ ta có:
$B = \dfrac{x-\sqrt x}{\sqrt x} + \dfrac{x +\sqrt x}{\sqrt x+1} = \dfrac{\sqrt x(\sqrt x-1)}{\sqrt x} + \dfrac{\sqrt x(\sqrt x+1)}{\sqrt x+1} = \sqrt x - 1 +\sqrt x = 2\sqrt x -1.$
b.
Đề giá trị của $x$ để giá trị biểu thức $A$ bằng ba lần giá trị biểu thức $B$ thì
$6\sqrt 7 - 3 = 3(2\sqrt x -1) \Leftrightarrow 6\sqrt 7 - 3 = 6\sqrt x - 3 \Leftrightarrow \sqrt x = \sqrt 7 \Leftrightarrow x = 7 \ \text{(thỏa mãn)}$.
Vậy với $x = 7$ thì giá trị biểu thức $A$ bằng ba lần giá trị biểu thức $B$.
a. Cho hàm số $y = ax+b$ có đồ thị là đường thẳng $d$.
Xác định các giá trị của $a$ và $b$ biết $d$ song song với đường thẳng $y =-\dfrac12x + 2020$ và $d$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $-5$.
b. Giải hệ phương trình $\left\{ \begin{aligned} & 3(x-1) + 2(x-2y) = 10\\ & 4(x-2) - (x-2y) = 2\\ \end{aligned}\right.$
Hướng dẫn giải:
a.
Ta có đường thẳng $d:$ $y = ax + b$ song song với đường thẳng $y = -\dfrac12x + 2020$ khi và chỉ khi $\left\{ \begin{aligned} & a =-\dfrac12\\ & b \ne 2020\\ \end{aligned}\right.$ nên $d$ có dạng: $y = -\dfrac12x + b$.
Mà $d$ cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng $-5$ nên nó đi qua điểm có tọa độ $(-5;0)$.
Khi đó $0 = -\dfrac12.(-5)+ b$ $\Leftrightarrow b =-\dfrac52$ (thỏa mãn $b \ne 2020$).
Vậy $a =-\dfrac12$ và $b = -\dfrac52$.
b.
$\left\{ \begin{aligned} & 3(x-1) + 2(x-2y) = 10\\ & 4(x-2) - (x-2y) = 2\\ \end{aligned}\right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 5x - 4y = 13\\ & 3x+2y = 10\\ \end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 5x - 4y = 13\\ & 6x + 4y = 20\\ \end{aligned}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & 5x - 4y = 13\\ & 11x = 33\\ \end{aligned}\right.\Leftrightarrow \left\{ \begin{aligned} & x = 3\\ & y =\dfrac12\\ \end{aligned}\right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x; y) = \left(3;\dfrac12 \right) .$
1. Cho phương trình $x^2-2(m+1)x + m^2 - 1 = 0$ (1) ($x$ là ẩn số, $m$ là tham số).
a. Giải phương trình (1) với $m = 7$.
b. Xác định các giá trị của $m$ để phương trình (1) có hai nghiệm $x_1,$ $x_2$ sao cho biểu thức $M = x_1^2 + x_2^2 - x_1x_2$ đạt giá trị nhỏ nhất.
2. Bài toán có nội dung thực tế:
Một nhà máy theo kế hoạch phải sản xuất $2100$ thùng nước sát khuẩn trong một thời gian quy định (số thùng nước sát khuẩn nhà máy phải sản xuất trong mỗi ngày là bằng nhau). Để đẩy nhanh tiến độ công việc trong giai đoạn tăng cường phòng chống đại dịch COVID-19, mỗi ngày nhà máy đã sản xuất nhiều hơn dự định 35 thùng nước sát khuẩn. Do đó, nhà máy đã hoàn thành công việc trước thời hạn 3 ngày. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày nhà máy phải sản xuất bao nhiêu thùng nước sát khuẩn?
Hướng dẫn giải:
3.1.a
Với $m=7$ ta có phương trình $x^2 - 16x + 48 = 0$.
$\Delta ' = (-8)^2-1.48 = 16$ nên phương trình có hai nghiệm phân biệt là $x_1 = 12$; $x_2 = 4$.
3.1.b
$x^2 - 2(m+1)x + m^2 - 1 = 0$ (1) ($m$ là tham số).
$\Delta ' = \left[-(m+1)\right]^2 - (m^2-1) = m^2 + 2m+1 - m^2 + 1 = 2m +2 $.
Phương trình có hai nghiệm $x_1$, $x_2$ khi và chỉ khi $\Delta ' \ge 0$.
Hay $2m+2 \ge 0 \Leftrightarrow m \ge -1$.
Theo hệ thức Vi-et ta có $\left\{ \begin{aligned} & x_1+x_2 = 2m+2\\ & x_1x_2 = m^2-1\\ \end{aligned}\right.$
Ta có $M = x_1^2 + x_2^2 - x_1x_2 = (x_1+x_2)^2-3x_1x_2 = (2m+2)^2 - 3(m^2-1) = m^2+8m+7 = (m+4)^2 -9$.
Ta có $m \ge -1$ nên $m+4 \ge 3$.
Suy ra $(m+4)^2 - 9 \ge 3^2 - 9 = 0$ hay $M \ge 0$.
Giá trị nhỏ nhất của $M = 0$ đạt được khi $m = -1.$
3.2
Gọi số thùng nước sát khuẩn mà nhà máy phải sản xuất mỗi ngày theo kế hoạch là $x$ (thùng). Điều kiện: $x \in \mathbb{N}^*$.
Thời gian nhà máy phải sản xuất theo kế hoạch là: $\dfrac{2100}x$ (ngày).
Trên thực tế, mỗi ngày nhà máy sản xuất được $x + 35$ (thùng).
Thời gian nhà máy sản xuất trên thực tế là: $\dfrac{2100}{x+35}$ (ngày).
Vì nhà máy hoàn thành công việc trước thời hạn quy định 3 ngày nên ta có phương trình: $\dfrac{2100}x - \dfrac{2100}{x + 35} = 3.$ (1)
$\Leftrightarrow \dfrac{700}x - \dfrac{700}{x+35} = 1$
$\Rightarrow 700x + 24500 - 700x = x(x+35) \Leftrightarrow x^2 + 35x - 24500 = 0$.
$\Delta = 35^2 + 4.24500 = 99225$
$\Rightarrow \sqrt{\Delta} = 315$ nên phương trình có nghiệm $x = 140$ (thỏa mãn); $x = -175$ (loại).
Vậy theo kế hoạch, mỗi ngày nhà máy phải sản xuất $140$ thùng nước sát khuẩn.
(TP Hải Phòng - 2020)
1. Qua điểm $A$ nằm ngoài đường tròn $(O)$ vẽ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ của đường tròn ($B$ và $C$ là các tiếp điểm). Gọi $E$ là trung điểm của đoạn thẳng $AC$, $F$ là giao điểm thứ hai của đường thẳng $EB$ với đường tròn $(O)$ , $K$ là giao điểm thứ hai của đường thẳng $AF$ với đường tròn $( O )$ . Chứng minh:
a. Tứ giác $ABOC$ là tứ giác nội tiếp và tam giác $ABF$ đồng dạng với tam giác $AKB$;
b. $BF.CK = CF.BK$;
c. Tam giác $FCE$ đồng dạng với tam giác $CBE$ và $EA$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABF$.
2. Một hình nón có bán kính đáy là $5$ cm, diện tích xung quanh bằng $65\pi$ cm$^2$. Tính chiều cao của hình nón đó.
Hướng dẫn giải:
4.1.a.
Vì $AB$ và $AC$ là các tiếp tuyến của đường tròn $(O)$ với $B$ và $C$ là các tiếp điểm nên: $OB \perp AB,$ $OC \perp AC$ hay $\widehat{ABO} = \widehat{ACO} = 90^{\circ}.$
Xét tứ giác $ABOC$, ta có: $\widehat{ABO} + \widehat{ACO} = 180^{\circ}$. Mà hai góc này ở vị trí đối nhau nên tứ giác $ABOC$ nội tiếp.
Xét đường tròn $(O)$ , ta có: $\widehat{ABF} = \widehat{AKB}$ (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung $BF$).
Xét $\Delta ABF$ và $\Delta AKB$, ta có: $\widehat{BAK}$ chung; $\widehat{ABF} = \widehat{AKB}$ (chứng minh trên).
$\Rightarrow \Delta ABF \sim \Delta AKB$ (g.g).
b.
Vì $\Delta ABF \sim \Delta AKB$ nên $\dfrac{AB}{AK} = \dfrac{BF}{BK}$ (1)
Chứng minh tương tự phần a ta được $\Delta ACF \sim \Delta AKC$ nên $\dfrac{AC}{AK} = \dfrac{CF}{CK}$ (2)
Lại có $AB = AC$ (vì $AB,$ $AC$ là các tiếp tuyến của đường tròn $(O)$) (3)
Từ (1), (2) và (3) ta được $\dfrac{BF}{BK} = \dfrac{CF}{CK} \Rightarrow BF.CK = CF. BK$.
c. Xét đường tròn $( O )$ , ta có: $\widehat{FCE} = \widehat{CBF}$ (góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn cung $CF$) hay $\widehat{FCE} = \widehat{CBE}$.
Xét $\Delta FCE$ và $\Delta CBE$ ta có:
$\widehat{BEC}$ chung;
$\widehat{FCE} = \widehat{CBE}$ (cmt).
$\Rightarrow \Delta FCE \sim \Delta CBE$ (g.g)
$\Rightarrow \dfrac{FE}{CE} = \dfrac{CE}{BE}$, do đó $\dfrac{FE}{AE} = \dfrac{AE}{BE}$ (vì $AE = CE$).
Xét $\Delta ABE$ và $\Delta FAE$ ta có:
$\widehat{AEB}$ chung;
$\dfrac{FE}{AE} = \dfrac{AE}{BE}$ (cmt).
$\Rightarrow \Delta ABE \sim \Delta FAE$ (c.g.c)
$\Rightarrow \widehat{ABE} = \widehat{FAE}$ hay $\widehat{ABF} = \widehat{FAE}$.
Do đó $EA$ là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp $\Delta ABF$.
4.2.
Diện tích xung quanh của hình nón là $S_{xq} = \pi rl \Rightarrow l =\dfrac{S_{xq}}{\pi r} = \dfrac{65 \pi}{5 \pi} = 13$ cm.
Suy ra chiều cao của hình nón là $h =\sqrt{l^2 - r^2} = \sqrt{13^2 - 5^2} = 12$ cm.
a. Cho $x$, $y$ là hai số thực bất kì. Chứng minh $x^2 - xy + y^2 \ge \dfrac13(x^2+xy+y^2).$
b. Cho $x$, $y$, $z$ là ba số thực dương thỏa mãn $\sqrt x + \sqrt y + \sqrt z = 2$. Chứng minh
$\dfrac{x\sqrt x}{x +\sqrt{xy} + y} + \dfrac{y\sqrt y}{y +\sqrt{yz} + z} + \dfrac{z\sqrt z}{z +\sqrt{zx} + x} \ge \dfrac23.$
Hướng dẫn giải:
a.
$x^2 - xy + y^2 \ge \dfrac13(x^2+xy+y^2)$
$\Leftrightarrow 3(x^2-xy+y^2) \ge (x^2 + xy+y^2)$
$\Leftrightarrow 2(x^2-2xy+y^2) \ge 0 \Leftrightarrow 2(x-y)^2 \ge 0$ luôn đúng với mọi $x$, $y$.
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x = y$.
b.
Đặt $a = \sqrt x;$ $b = \sqrt y;$ $c = \sqrt z;$ với $a>0, b>0, c>0$. Khi đó $a+b+c = 2.$
Đặt $A = \dfrac{x\sqrt x}{x +\sqrt{xy} + y} + \dfrac{y\sqrt y}{y +\sqrt{yz} + z} + \dfrac{z\sqrt z}{z +\sqrt{zx} + x} $
$= \dfrac{a^3}{a^2 + ab + b^2} + \dfrac{b^3}{b^2 + bc + c^2} + \dfrac{c^3}{c^2 + ca + a^2}.$
Đặt $B = \dfrac{b^3}{a^2 + ab + b^2} + \dfrac{c^3}{b^2 + bc + c^2} + \dfrac{a^3}{c^2 + ca + a^2}.$
$\Rightarrow A- B = \dfrac{a^3-b^3}{a^2 + ab + b^2} + \dfrac{b^3-c^3}{b^2 + bc + c^2} + \dfrac{c^3-a^3}{c^2 + ca + a^2}$\\ $= (a-b)+(b-c)+(c-a)=0 \Rightarrow A = B$.
Nên $2A = A+B =\dfrac{a^3+b^3}{a^2 + ab + b^2} + \dfrac{b^3+c^3}{b^2 + bc + c^2} + \dfrac{c^3+a^3}{c^2 + ca + a^2}$
$\Leftrightarrow 2A = \dfrac{(a+b)(a^2-ab+b^2)}{a^2 + ab + b^2} + \dfrac{(b+c)(b^2-bc+c^2)}{b^2 + bc + c^2} + \dfrac{(c+a)(c^2-ca+a^2)}{c^2 + ca + a^2}$.
Từ câu a ta thấy với $x>0, y>0$ thì $\dfrac{x^2-xy+y^2}{x^2+xy+y^2} \ge \dfrac13$ nên
$2A \ge \dfrac{a+b}3 + \dfrac{b+c}3+ \dfrac{c+a}3 =\dfrac{2(a+b+c)}3 \Leftrightarrow A \ge \dfrac{a+b+c}3$.
Mà $a+b+c = 2$ nên $A \ge \dfrac23$ với mọi $a>0, b>0, c>0$.
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow a=b=c =\dfrac23$ hay $x=y=z =\dfrac49.$