Bài học cùng chủ đề
- Đề thi học kì II - Thành phố Huế (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Tây Hồ - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Bắc Từ Liêm - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Hai Bà Trưng - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Đống Đa - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Chuyên Hà Nội Amsterdam (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Cầu Giấy - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Trường Vin School Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Phòng GD Long Biên - Hà Nội (2021)
- Đề thi học kì II - Thành phố Vũng Tàu (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Đồng Nai (2021)
- Đề thi học kì II - Tỉnh Lâm Đồng (2021)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - Trường Vin School Hà Nội (2021) SVIP
Cho biểu thức $A=\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$ và $B=\dfrac{3 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\dfrac{4 x+6}{x-9}$ với $x \geq 0, x \neq 9$
1. Tình giá trị của biểu thức $A$ khi $x=\dfrac{1}{9}$.
2. Rút gọn biểu thức $B$.
3. Tìm giá trị của $x$ để biểu thức $P=A: B$ đạt giá trị nhỏ nhất.
Hướng dẫn giải:
1) Thay $x=\dfrac{1}{9}$(tm đkxđ) vào biểu thức $A$ ta được:
$A=\dfrac{\sqrt{\dfrac{1}{9}}+1}{\sqrt{\dfrac{1}{9}}-3}=\dfrac{\dfrac{1}{3}+1}{\dfrac{1}{3}-3}=-\dfrac{1}{2}$
Vậy với $x=\dfrac{1}{9}$ thì giá trị của biểu thức $A=-\dfrac{1}{2}$.
2) ĐKXĐ: $x \geq 0, x \neq 9$
$B=\dfrac{3 \sqrt{x}}{\sqrt{x}+3}+\dfrac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}-3}-\dfrac{4 x+6}{x-9}$
$B=\dfrac{3 \sqrt{x}(\sqrt{x}-3)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}+\dfrac{\sqrt{x}(\sqrt{x}+3)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}-\dfrac{4 x+6}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}$
$B=\dfrac{3 x-9 \sqrt{x}+x+3 \sqrt{x}-4 x-6}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}$
$B=\dfrac{-6(\sqrt{x}+1)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}$
Vậy với $x \geq 0, x \neq 9$ thì giá trị của biểu thức $B=\dfrac{-6(\sqrt{x}+1)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}$.
3) ĐKXĐ: $x \geq 0, x \neq 9$
Ta có: $P=A: B$
$P=\dfrac{-6(\sqrt{x}+1)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)}: \dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-3}$
$P=\dfrac{-6(\sqrt{x}+1)}{(\sqrt{x}+3)(\sqrt{x}-3)} . \dfrac{\sqrt{x}-3}{\sqrt{x}+1}$
$P=\dfrac{-6}{\sqrt{x}+3}$
Ta thấy: $\sqrt{x} \geq 0$ với $\forall x \geq 0, x \neq 9$
$\Rightarrow \sqrt{x}+3 \geq 3$ với $\forall x \geq 0, x \neq 9$
$\Rightarrow \dfrac{1}{\sqrt{x}+3} \leq \dfrac{1}{3}$ với $\forall x \geq 0, x \neq 9$
$\Rightarrow \dfrac{-6}{\sqrt{x}+3} \geq-2$ với $\forall x \geq 0, x \neq 9$
$\Rightarrow P \geq 2$ với $\forall x \geq 0, x \neq 9$
Dấu "$=$" xảy ra khi và chỉ khi $x=0$
Vậy giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P=-2 \Leftrightarrow x=0$.
1) Cho một hình chữ nhật, nếu tăng chiều rộng của hình chữ nhật $2 cm$ và giảm chiều dài của nó $1$cm thì diện tích hình chữ nhật tăng $9$cm$^2$, nếu giảm chiều rộng $1 $cm và tăng chiều dài $2 $cm thì diện tích của hình chữ nhật không đổi. Tìm chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu.
2) Một viên gạch men hình vuông cạnh bằng $40$cm. Vẽ bốn nửa hình tròn, đường kính là cạnh của hình vuông và đi qua tâm hình vuông để tao thành bốn cánh hoa, mỗi cánh hóa là phần chung của hai nửa đường tròn vừa vẽ (như hình vẽ bên). Tính diện tích của bốn cánh hoa đó (làm tròn đến $1$ chữ số thập phân sau dấu phẩy).
Hướng dẫn giải:
1) Gọi chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật ban đầu lần lượt là $x$(cm) và $y$(cm),($x>1, y>1$)
Khi tăng chiều rộng $2 $cm và giảm chiều dài $1$cm ta được chiều rộng và chiều dài mới lần lượt là: $x+2$ (cm) và $y-1$(cm)
Theo đề bài ta có phương trình: $(x+2)(y-1)-x y=9 \Leftrightarrow-x+2 y=11$ (1)
Khi giảm chiều rộng $1 $cm và tăng chiều dài $2 $cm ta được chiều rộng và chiều dài mới lần lượt là: $x-1$ (cm) và $y+2$ (cm)
Theo đề bài ta có phương trình: $(x-1)(y+2)=x y \Leftrightarrow 2 x-y=2$ (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
$\left\{\begin{array}{l}-x+2 y=11 \\ 2 x-y=2\end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x=5 \\ y=8\end{array}\right.\right.$ (thỏa mãn)
Vậy chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là $5$(cm) và $8$(cm).
2)
Xét nửa đường tròn $(O, O A)$ như hình vẽ.
Ta có tam giác $O A B$ vuông cân tại $O, O A=O B=20$ cm $\Rightarrow S_{ O A B}=\dfrac{1}{2} O A^{2}=200$(cm$^2$)
Diện tích hình quạt $O A B$ là: $S_{1}=\dfrac{\pi .20^{2} .90}{360}=100 \pi$ (cm$^2$)
Diện tích hình viên phân $A m B$ là: $S_{2}=S_{1}-S_{O A B}=100 \pi-200$ (cm$^2$)
Tổng diện tích bốn cánh hoa là: $S=8(100 \pi-200) \approx 913,3$ (cm$^2$).
1) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{array}{l}3 x+4 y=6 \\ 2 x-y=-7\end{array}\right.$
2) Trong mặt phẳng tọa độ $O xy$, cho đường thẳng $d: y=5 x+m$ ($m$ là tham số) và parabol $(P): y=x^{2}$.
a) Tìm giá trị của tham số $m$ để $d$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt.
b) Tìm tọa độ giao điểm của đường thẳng $d$ và $(P)$ khi $m=-4$.
Hướng dẫn giải:
1) Giải hệ phương trình
$\left\{\begin{array}{l} 3 x + 4 y = 6 \\ 2 x - y = - 7 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l} 3 x + 4 y = 6 \\8 x - 4 y = - 2 8 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}3 x + 4 y = 6 \\1 1 x = - 2 2 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}y=3 \\x=-2 \end{array}\right.$
Vậy hệ phương trình có nghiệm $(x ; y)=(-2 ; 3)$.
2) Xét phương trình hoành độ giữa $d$ và $(P)$ ta được:
$x^{2}=5 x+m \Leftrightarrow x^{2}-5 x-m=0$ (1)
a) Để $d$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt thì phương trình (1) phải có hai nghiệm phân biệt.
Ta có: $\Delta=(-5)^{2}-4.1 .(-m)=25+4 m$
Phương trình (1) có 2 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta>0 \Leftrightarrow 25+4 m>0 \Leftrightarrow m>-\dfrac{24}{4}$
Vậy khi $m>-\dfrac{25}{4}$ thì $d$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt.
b) Khi $m=-4$ thì (1) trở thành: $x^{2}-5 x+4=0$
$\Leftrightarrow x^{2}-4 x-x+4=0 \Leftrightarrow x(x-4)-(x-4)=0 \Leftrightarrow(x-4)(x-1)=0$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x - 1 = 0 \\x - 4 = 0 \end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x=1 \\x=4 \end{array}\right.$
Khi $x=1 \Rightarrow y=1$.
Khi $x=4 \Rightarrow y=16$.
Vậy khi $m=-4$ thì $d$ cắt $(P)$ tại hai điểm phân biệt có tọa độ $A(1 ; 1)$ và $B(4 ; 16)$.
Cho đường tròn $(O ; R)$ và điểm $A$ nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến $A B, A C$ ($B, C$ là các tiếp điểm) và vẽ cát tuyến $A E F$ không đi qua tâm $O(E$ nằm giữa $A$ và $F$) của đường tròn $(O ; R)$. Gọi $H$ là giao điểm của $A O$ và $B C$.
1) Chứng minh tứ giác $A B O C$ nội tiếp.
2) Chứng minh tam giác $A B E$ và tam giác $A F B$ đồng dạng với nhau và $A B . B F=A F . B E$.
3) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $E F H$ và $M$ là trung điểm của $H O$. Chứng minh $M I \perp H O$.
Hướng dẫn giải:
1) Chứng minh tứ giác $A B O C$ nội tiếp.
Tứ giác $A B O C$ có $\widehat{A B O}=\widehat{A C O}=90^{\circ}$ (tính chất của tiếp tuyến) nên tứ giác $A B O C$ nội tiếp đường tròn đường kính $A O$.
2) Chứng minh tam giác $A B E$ và tam giác $A F B$ đồng dạng với nhau và $A B . B F=A F. B E$.
Xét $\Delta A B E$ và $\Delta A F B$ có:
$\widehat{B A E}$ chung;
$\widehat{A B E}=\widehat{A F B}$ (góc nội tiếp và góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung cùng chắn $\widehat{B E}$ )
$\Rightarrow \Delta A B E \sim \Delta A F B$ (g . g)
$\Rightarrow \dfrac{A B}{B E}=\dfrac{A F}{B F} \Leftrightarrow A B .B F=A F. B E$
3) Gọi $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $E F H$ và $M$ là trung điểm của $H O$. Chứng minh $M I \perp H O$.
Ta có $A B=A C$ (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau), mà $O B=O C$ (bán kính $(O)) \Rightarrow A O$ là trung trực của $B C \Rightarrow A O \perp B C$ tại trung điểm $H$ của $B C$.
Trong tam giác $A B O$ vuông tại $B$ có $B H$ là đường cao, ta có: $A B^{2}=A H . A O$ (1)
Mặt khác $\triangle A B E \sim \Delta A F B \Rightarrow \dfrac{A B}{A E}=\dfrac{A F}{A B} \Leftrightarrow A B^{2}=A E. A F$ (2)
Từ (1) và (2), ta có $A H .A O=A E.A F\left(=A B^{2}\right) \Rightarrow \dfrac{A H}{A E}=\dfrac{A F}{A O}$.
Xét $\Delta A H E$ và $\Delta A F O$ có:
$\widehat{H A E}$ chung;
$\dfrac{A H}{A E}=\dfrac{A F}{A O}$ (chứng minh trên)
$\Delta AHE \sim \Delta AFO$( c.g.c )
$\Rightarrow \widehat{A H E}=\widehat{A F O} \Rightarrow$ tứ giác EHOF có góc ngoài đỉnh $H$ bằng góc trong đỉnh $F$ nên là tứ giác nội tiếp
$\Rightarrow$ bốn điểm $E, H, O, F$ cùng nằm trên đường tròn.
$I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $E F H$ nên $I$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác $E H O F$, mà $M$ là trung điểm của dây $O H$ nên $I M \perp O H$ (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây).
Vậy $M I \perp H O$.
Giải phương trình: $x^{2}-2 x+3=\sqrt{x^{3}+3 x}$.
Hướng dẫn giải:
Bình phương hai vế ta có :
$\left[(x-1)^{2}+2\right]^{2}=x^{3}+3 x$
$\Leftrightarrow(x-1)^{4}+4(x-1)^{2}+4=x\left(x^{2}+3\right)$
$\Leftrightarrow(x-1)^{4}+4(x-1)^{2}-x\left(x^{2}-1\right)+4(1-x)=0$
$\Leftrightarrow(x-1)\left[(x-1)^{3}+4(x-1)-x(x+1)-4\right]=0$
$\Leftrightarrow(x-1)\left(x^{3}-4 x^{2}+6 x-9\right)=0$
$\Leftrightarrow(x-1)(x-3)\left(x^{2}-x+3\right)=0$
Nhận xét: $x^{2}-x+3=\left(x-\dfrac{1}{2}\right)^{2}+\dfrac{11}{4}>0$, $\forall m$
$\Leftrightarrow(x-1)(x-3)=0$
$\Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}x=1( \text{tm}) \\ x=3(\text{tm})\end{array}\right.$
Kết luận: Phương trình có hai nghiệm phân biêt: $x=1$ và $x=3$.