Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Đề thi học kì II - THCS Cẩm Vân SVIP
Câu 1: (2,0 điểm)
1. Cho câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?
2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, |
Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?
Câu 2: (3,0 điểm)
1. (1,0 điểm) Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.
2. (1,0 điểm) Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
– Này, u ăn đi! (2)”
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
3. (1,0 điểm) Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Hướng dẫn giải:
Câu 1: (2,0 điểm)
1a.
“Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu." |
1b. Tác phẩm "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu.
2. Gợi ý
- Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc.
- Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.
- Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành.
- Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.
Câu 2: (3,0 điểm)
1.
- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,...hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..
- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ: "Hãy mở cửa sổ ra cho thoáng nào!"
2.
(1) Kiểu câu: trần thuật
Hành động: kể
(2) Kiểu câu: cầu khiến
Hành động: đề nghị
3. Các chữ đều thanh bằng sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự uyển chuyển, mềm mại.
Câu 3: (5,0 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.
Hướng dẫn giải:
Câu 3: (5,0 điểm)
a. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài:
a. Bức tranh thiên nhiên làng chài ven biển.
– Lời đề từ “Chim bay dọc biển mang tin cá”, mang đến một hương vị biển cả đậm đà, mở ra một không gian thoáng rộng của vùng biển mênh mông sóng nước.
– “Quê hương tôi vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”, gợi ra một làng quê với công việc chính là làm nghề chài lưới, một ngôi làng nằm trong cù lao, nổi lên giữa mênh mông sóng nước.
– Khoảng cách với biển được khắc họa bằng phương tiện đo lường đầy thú vị “cách biển nửa ngày sông”.
=> Cách nói đậm chất người vùng sông nước, mộc mạc, tự nhiên.
b. Bức tranh con người lao động:
* Cảnh ra khơi:
– Bầu không khí vô cùng tươi đẹp, tràn đầy sức sống “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”, đã mở ra một khung cảnh thiên nhiên thoáng, rộng, hội tụ đủ những điều kiện thuận lợi nhất.
– Hình ảnh con người cũng hiện lên với vẻ đẹp chất phác, khỏe mạnh, tràn đầy sức sống trong câu thơ “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
– “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” bộc lộ khí thế lao động mạnh mẽ, hăng say, hào hùng của người dân làng chài.
+ “chiếc thuyền” là hình ảnh ẩn dụ cho cả một tập thể con người đang ra khơi, với tinh thần lao động không mệt mỏi, nỗ lực hết sức lèo lái để con thuyền vươn xa hơn, đến được những vùng biển giàu tôm cá.
+ Sự khỏe khoắn, nhanh nhạy trong lao động của ngư dân được bộc lộ bằng thủ pháp so sánh “hăng như con tuấn mã”.
+ Động từ mạnh “hăng”, “phăng” càng gợi ra khí khí thế hùng tráng, mạnh mẽ của người ngư dân trong công cuộc lao động.
– “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”,
+ Hình ảnh so sánh đầy trừu tượng, cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài.
+ Cánh buồm không chỉ là một thực thể tĩnh lặng mà dường như nó cũng đang cố gắng góp công, góp sức “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” để đưa thuyền được đi xa hơn, tìm đến những vùng biển giàu có sản vật.
=> Sự gắn kết, hòa quyện giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong công cuộc lao động.
* Cảnh đoàn thuyền trở về:
– Khung cảnh ồn ào, náo nhiệt, người người nhà nhà tấp nập trên bến đỗ.
– Hình ảnh những người ngư dân khỏe khoắn, vạm vỡ, nồng đượm hương vị của biển, “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”.
– “Chiếc thuyền im trên bến mỏi trở về nằm/Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”, con thuyền không đơn giản chỉ là một vật vô tri, vô giác mà dường như nó cũng có xúc cảm.
* Nhận xét, đánh giá:
- Vẻ đẹp của bức tranh làng chài của Tế Hanh.
- Liên hệ đến tình cảm của mình dành cho thiên nhiên quê hương, đất nước Việt Nam. Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
c. Kết bài:
– Nêu cảm nhận về bức tranh làng quê trong tác phẩm.